"Tôi không biết" là câu nói nhân viên không nên dùng với sếp. Ảnh: Pexels. |
Theo các chuyên gia, một câu nói phổ biến nhưng bạn nên tránh dùng với sếp của mình nếu không muốn trông bản thân kém cỏi hoặc thiếu kỹ năng ở nơi làm việc là: "Tôi không biết".
Patrice Lindo, Giám đốc điều hành của Career Nomad , một công ty tư vấn nghề nghiệp, nói rằng việc đơn giản chấp nhận chuyện mình không biết khiến bạn có vẻ như không hứng thú với chuyện đi tìm câu trả lời hay cách giải quyết cho một vấn đề nào đó.
Hơn nữa, "Tôi không biết" cũng không thể hiện "sự chủ động và sẵn sàng học hỏi" của một cấp dưới.
Mọi người thường nói "Tôi không biết" trong nhiều tình huống khác nhau, từ bày tỏ sự không đồng ý đến thể hiện rằng bạn không có thông tin mà sếp yêu cầu. Nhưng ngay cả khi bạn thực sự có thể không biết, đó cũng không phải là câu trả lời phù hợp.
Theo Lindo, dưới đây là một số lựa chọn thay thế mà bạn có thể áp dụng thay vì nói "Tôi không biết":
Yêu cầu thêm thời gian để nghiên cứu: Bạn có thể yêu cầu thêm thời gian để tìm đọc thêm nghiên cứu, báo cáo và bài báo uy tín. Cách làm này thể hiện bạn là một người chủ động tìm giải pháp cho mọi vấn đề.
Hỏi lại để làm rõ vấn đề: Nếu yêu cầu của sếp nằm ngoài khả năng của bạn, hãy nhờ họ hoặc một đồng nghiệp hiểu biết giải thích thêm. Điều này có thể thể hiện mong muốn trau dồi kiến thức và nâng cao hiệu suất làm việc của bạn.
Đề xuất phương pháp hợp tác để tìm ra câu trả lời: Việc tập hợp một nhóm chuyên gia với những kỹ năng riêng biệt có thể giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh hơn và hiệu quả hơn so với làm việc một mình.
Lãnh đạo doanh nghiệp đồng tình với lời khuyên của Lindo. Theo một cuộc khảo sát năm 2012 với hơn 170 nhà tuyển dụng, 60% các công ty nói rằng những phẩm chất hàng đầu mà họ tìm kiếm ở nhân viên là kiến thức chuyên môn và nỗ lực cải tiến về năng suất, hiệu quả, lợi nhuận.
Ngay cả nhà đầu tư, tỷ phú Mark Cuban cũng cho rằng những nhân viên nỗ lực hoàn thành công việc, ngay cả khi họ không biết chính xác bằng cách nào, sẽ có lợi thế cạnh tranh.
"Điều duy nhất trong cuộc sống mà bạn có thể kiểm soát chính là nỗ lực của mình. Và việc sẵn sàng làm như vậy là một lợi thế cạnh tranh rất lớn, bởi vì hầu hết mọi người đều không thế", Cuban, 64 tuổi, cho biết trong một bài đăng trên LinkedIn hồi tháng 5.
Nỗ lực có nghĩa là vượt xa những gì cần thiết để giải quyết vấn đề, ngay cả khi bạn không được yêu cầu, bên cạnh những trách nhiệm thông thường trong công việc của bạn, Cuban nói. Bạn chủ động và sử dụng hết mọi cách thức cho đến khi tìm được câu trả lời.
"Có một số nhân viên nếu bạn bảo họ làm A, B và C, họ sẽ làm A, B và C mà không hề biết đến sự tồn tại của D, E, F. Nhưng cũng có những người nếu bạn bảo họ làm A, B, C, họ sẽ bàn luôn về D, E và F", Cuban nói.
Lời khuyên của tỷ phú dành cho những ai có thái độ "Tôi không biết": "Đừng nộp đơn xin việc cho tôi".
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.