Giáo dục
Tranh vẽ: Những chuyện cảm động rơi nước mắt về thầy cô
- Thứ bảy, 21/11/2015 06:30 (GMT+7)
- 06:30 21/11/2015
Hiệu trưởng nấu mỳ cho học trò, giảng viên mặc áo bệnh nhân lên giảng đường, bà giáo 83 tuổi dạy trẻ khuyết tật... là những câu chuyện xúc động về đức hy sinh của thầy cô giáo.
|
Trong tháng 4 vừa qua, chuyện thầy giáo Phan Ngọc Thanh – Hiệu trưởng trường THCS và THPT Ngô Văn Nhạc, Cái Bè, Tiền Giang nấu mỳ cho học trò trong chương trình Điều ước thứ 7, khiến nhiều người xúc động. Thương những học trò bán vé số, mồ côi, ở nhà tạm bợ…, thầy còn xây nhà tình nghĩa, cho các em gạo, sách. Xem chi tiết tại đây.
|
|
Một câu chuyện khác về TS Bùi Quý Lực, giảng viên khoa Cơ khí Chế tạo máy, ĐH Bách khoa Hà Nội, mặc áo bệnh nhân, trốn viện đi dạy. Trước đó, thầy Lực bị đột quỵ, phải điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội. Tuy nhiên, vì trách nhiệm với sinh viên, không nỡ để đồng nghiệp vất vả, thầy Lực vẫn quyết định lên lớp. Xem chi tiết tại đây.
|
|
Cô giáo Vương Thị Dung mắc chứng viêm tủy, bị liệt tứ chi. Hàng ngày, cô tự mở lớp dạy học tại nhà. Đa số học sinh của nữ giáo viên là con nhà nghèo, có cha mất từ cơn bão Chan Chu. Các em được học miễn phí. Xem thêm tại đây.
|
|
Ba năm nay, bà Hồ Hương Nam (83 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội) mở lớp dạy miễn phí cho trẻ em khuyết tật. Năm 2014, bà được UBND TP Hà Nội đề cử là Công dân thủ đô Hà Nội ưu tú. Từ lớp học của bà, nhiều em có công việc ổn định như phụ việc ở bệnh viện, làm ở cửa hàng hoa... Xem thêm tại đây.
|
|
Thầy giáo Nguyễn Hồng Hiệp (quê gốc Hưng Yên) về giảng dạy tại Trường tiểu học Tri Lễ 4 (huyện Quế Phong, Nghệ An) kể, đường từ thị trấn vào trường rất khó khăn. Con đường dài 40 km, chủ yếu do người dân tự đào (hiện có 10 km đường nhựa) là nơi ngăn cách trường học với các vùng khác. Vì vậy, trường của thầy Hiệp có 100% giáo viên là nam giới (41 người). Những thầy giáo vẫn ngày đêm bám lớp, bám trường để "gieo" con chữ. Xem thêm tại đây. |
thầy cô
20/11
đức hy sinh
nghề nhà giáo
ngày nhà giáo việt nam
lời chúc 20/11