Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trào lưu 'Chủ tịch và cái kết' có gì hay mà cứ nhan nhản khắp nơi?

Xuất hiện cách đây không lâu, trào lưu "Chủ tịch giả... và cái kết" nhanh chóng "gây bão", khiến dân mạng nhiệt tình hưởng ứng.

Trào lưu 'Chủ tịch và cái kết' gây bão mạng hiện nay Xuất hiện cách đây không lâu, trào lưu "Chủ tịch giả... và cái kết" bỗng gây chú ý và được dân mạng "phát cuồng", đi đâu cũng thấy.

Chỉ cần dạo một vòng trên mạng xã hội, bạn sẽ bất ngờ bởi cụm từ "Chủ tịch giả... và cái kết" tràn ngập khắp nơi, khiến bạn cảm thấy bản thân bị "lạc trôi về thời đồ đá".

Nhiều người không khỏi bối rối khi chưa hiểu nguồn gốc bắt đầu trào lưu này từ đâu, ai đã tiên phong và được sử dụng trong trường hợp nào.

Nguồn gốc trào lưu 'Chủ tịch và cái kết'

Những ngày gần đây, cụm từ "Chủ tịch giả danh ai đó và cái kết" xuất hiện dày đặc trên các diễn đàn. Bất kể bài viết hay trường hợp nào, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp hàng loạt câu nói như "Chủ tịch giả nghèo để thử lòng bạn gái và cái kết", "Chủ tịch giả danh bảo vệ để thử lòng và cái kết", "Vợ chủ tịch giả nghèo họp lớp và cái kết"...

Điều này khiến mọi người tự hỏi tại sao những vị chủ tịch, thiếu gia, ông chủ... này lại "chiếm sóng" trên mạng nhiều đến thế.

Đối với ai hiểu thì cảm thấy hài hước, thú vị. Tuy nhiên, ai không hiểu nguồn gốc của trào lưu này lại cảm thấy "bội thực", phiền toái. Thậm chí, họ chỉ biết kêu trời: "Chạy ngay đi, trước khi chủ tịch ập tới".

Trào lưu này được xuất phát từ loạt clip trên mạng xã hội Weibo (Trung Quốc), do các diễn viên hài đóng. Sau đó được một số kênh YouTube Việt remake lại và khiến nó trở thành phổ biến trên diễn đàn. Một trong những kênh đi đầu trào lưu này là SVM School với khẩu hiệu: "Đừng bao giờ khinh thường người khác".

Mô-típ của các đoạn video này đơn giản là một người sẽ đóng giả nghèo khổ, xấu xí, bị dè bỉu, chê bai để thử phản ứng của những người khác và cái kết là bài học cho ai khinh thường mình. Với các tình huống đánh vào tâm lý người xem cùng cái kết thỏa mãn, trào lưu này dần trở nên phổ biến trong cộng đồng mạng.

Điều gì khiến trào lưu này hot đến vậy?

Mới đầu, "Chủ tịch và cái kết" chỉ phổ biến trên YouTube khi clip về những vị chủ tịch này xuất hiện dày đặc bất thường khiến người dùng tò mò. Đa số các đoạn video đều được dàn dựng khá sơ sài, nội dung đơn giản, diễn viên không chuyên nhưng được lặp lại khá nhiều lần khiến người xem nhàm chán, cảm thấy phiền toái.

chu tich va cai ket anh 3
Khi tìm cụm từ "Chủ tịch và cái kết", bạn sẽ nhận được hàng trăm kết quả.

Xuất phát từ sự bất bình này, nhiều Facebooker đã "chế cháo" lại cụm từ "Chủ tịch giả… và cái kết", đăng tải lên phần bình luận trên các bài viết với mục đích châm biếm hài hước.

Vô hình trung, câu nói này trở thành trào lưu và là đề tài châm biếm trên mạng xã hội.

Đặc biệt, cụm từ này lại ăn khớp với tất cả trường hợp đến kỳ lạ nên khiến dân mạng rất thích thú và cho ra những "cái kết khác" về những "vị chủ tịch". Rất nhiều dân mạng đã nhanh tay chế ảnh "chủ tịch" để bắt kịp thời đại.

Bên cạnh các màn chế câu nói này theo cách hài hước, một số trường hợp lại lạm dụng nó quá đà khiến người xem cảm thấy kém duyên. Theo dự đoán, trào lưu "Chủ tịch và cái kết" sẽ còn rầm rộ trong giới trẻ Việt một thời gian dài.

Giờ lên mạng chỗ nào cũng thấy bị hỏi 'Tiền nhiều để làm gì?'

Từ vụ ly hôn nghìn tỷ của vợ chồng tập đoàn Trung Nguyên, câu hỏi này bất ngờ được dân mạng chia sẻ "rần rần" với mong muốn tìm lời giải đáp.

Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm