Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trào lưu nhảy phản cảm bị cấm ở ‘thủ phủ selfie tử thần’

Tập đoàn đường sắt của Ấn Độ cố gắng dẹp bỏ cơn sốt nhảy nhót trên tàu điện ngầm đang lan rộng trong giới trẻ.

Một cô gái diện áo ngắn màu mù tạt và quần jeans xám say sưa nhảy bên trong toa tàu điện ngầm Mass Rapid Transit (MRT) đông đúc ở New Delhi. Thông báo chào mừng quen thuộc của Delhi Metro, được phối lại theo nhịp điệu điện tử, tạo thành nhạc nền cho video.

Hai hành khách quay phim cô, trong khi những người khác tỏ ra ngạc nhiên.

Đây là hành động “đu trend” trong giới trẻ khiến tập đoàn đường sắt Delhi Metro (DMRC) đau đầu. Đơn vị này vừa đưa ra thông báo cấm quay video nhảy nhót, cũng như bất kỳ hoạt động nào có thể làm phiền tới những hành khách khác trên tàu.

“Hãy là một hành khách, không phải nguồn cơn phiền phức”, thông báo viết.

Nỗ lực ngăn chặn

Anuj Dayal, phát ngôn viên của DMRC, cho biết cảnh báo tương tự được đưa ra khoảng 5 năm trước, nhưng không ngăn được xu hướng này. Do đó, DMRC phải nhắc lại yêu cầu của mình vì có quá nhiều video như vậy xuất hiện gần đây.

“Tàu điện ngầm về cơ bản là để đi lại thoải mái. Chúng tôi không muốn hành khách của mình gặp bất tiện bởi hành động thiếu ý thức”, ông nói với The Straits Times.

Trong video nhận được hơn 58.000 lượt thích cùng nhiều bình luận chỉ trích, một cô gái đu người trên tay vịn và nhảy trên ghế ở khu vực trống của toa tàu điện ngầm. Cô thậm chí còn vẫy tay và hôn gió trước CCTV.

Trao luu nhay nhot anh 3

Đơn vị chủ quản của hệ thống tàu điện ngầm cố gắng ngăn chặn cơn sốt trong giới trẻ. Ảnh: @Aparna_devyal.

Khao khát được nổi tiếng trên Internet của giới trẻ đã khiến nhà chức trách ở các địa phương khác tại Ấn Độ bận rộn để ngăn chặn người dùng mạng xã hội quay video tại một số địa điểm mang tính biểu tượng. Những hành động này thường gây rủi ro không chỉ cho chính họ mà còn cho người khác.

Tại Ghaziabad, thành phố ở rìa Delhi, cảnh sát buộc phải lắp đặt 45 camera quan sát sau khi một đoạn đường cao tốc trên cao dài 10,3 km trở thành nơi được các nhà sản xuất video đổ xô tới những tháng gần đây vì có view ngắm toàn cảnh thành phố.

Những pha mạo hiểm trên xe máy và ôtô, khiêu vũ bên cạnh phương tiện đậu bên lề đường, thậm chí là tổ chức sinh nhật dọc đường cao tốc,... tiếp tục nối dài danh sách hoạt động gây nguy hiểm.

Theo cảnh sát, khả năng xảy ra tai nạn giao thông tăng lên khi những người lái xe dừng xe hoặc giảm tốc độ để xem các trường hợp quay phim liều lĩnh.

Tờ Times of India đưa tin vào tháng 1/2023, cảnh sát Ghaziabad đã bắt giữ hơn 40 người vì quay video hoặc tổ chức ăn mừng trên nhiều tuyến đường khác nhau, đồng thời phạt hơn 95 người vi phạm vì thực hiện các cảnh mạo hiểm năm 2022.

Tiến sĩ Janarthanan Balakrishnan, trợ lý giáo sư tại Viện Công nghệ Quốc gia ở Tiruchirappalli, nói rằng các hành vi kể trên được thúc đẩy bởi mong muốn thu hút lượng người xem và lượt thích trực tuyến nhiều hơn. Việc quay phim tại các địa điểm có thách thức hoặc rủi ro nhằm “chứng tỏ bản thân và thể hiện mức độ tự tin”.

Các lý do khác có thể là áp lực từ bạn bè hoặc mong muốn bắt chước video tương tự được quay tại những nơi này.

Tiến sĩ Balakrishnan cho biết thêm: “Về cơ bản, nó bắt nguồn từ chứng tự ái và tìm kiếm sự chú ý. Mọi người khao khát sự chú ý đó và bất cứ khi nào có địa điểm giúp đạt được mục tiêu này, họ chắc chắn sẽ đến”.

Mạo hiểm mạng sống

Cơn sốt nhảy nhót trên tàu điện ngầm đang lan rộng ở Ấn Độ - nơi có gần một nửa dân số dưới 25 tuổi và hơn 750 triệu người sử dụng điện thoại thông minh.

Quốc gia Nam Á cũng có giá dữ liệu rẻ thứ 5 trên thế giới, khiến người Ấn Độ dành trung bình 60 phút/ngày để xem video trực tuyến.

Đôi khi, việc sản xuất video có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Vào tháng 3, một phụ nữ 31 tuổi thiệt mạng ở Pune, được cho là bị một chiếc môtô đâm khi tài xế và người ngồi sau bận rộn quay video trên Instagram.

Trao luu nhay nhot anh 4

Ấn Độ được mệnh danh là "thủ phủ selfie tử thần" vì số người chết vì chụp ảnh tự sướng cao nhất thế giới. Ảnh: The Times.

Chụp ảnh tự sướng từ lâu đã trở thành "môn thể thao mạo hiểm" ở Ấn Độ. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy khoảng một nửa trong số 259 trường hợp tử vong và tai nạn do selfie được báo cáo trên thế giới từ năm 2011 đến 2017 xảy ra ở Ấn Độ. Đó là tai ương vẫn đang tiếp diễn.

Một người đàn ông 27 tuổi bị một con voi hoang dã ở quận Krishnagiri của Tamil Nadu giẫm chết gần đây khi cố gắng chụp ảnh với nó.

Tháng 7/2021, một vụ sét đánh đã giết chết 16 người ở Jaipur khi họ đang chụp ảnh tự sướng dưới mưa trên đỉnh tháp canh ở Pháo đài Amer có từ thế kỷ 12.

Chính quyền đã đánh dấu các điểm chụp ảnh tự sướng tại một số địa điểm phổ biến nhất định để ngăn chặn hành vi nguy hiểm.

Cầu Signature ở Delhi, công trình dây văng dài 675 m, là một ví dụ. Ngay sau khi đi vào hoạt động năm 2018, nhiều người đã leo lên dây cáp treo hoặc đu mình ra khỏi ôtô đang di chuyển để có được tấm selfie hoàn hảo.

Năm 2021, Dang, một quận ở Gujarat, cấm chụp ảnh tự sướng tại một số địa điểm du lịch nổi tiếng trong khu vực, bao gồm thác Gira. Đó là mệnh lệnh vẫn đứng vững bất chấp những lời chỉ trích.

Vô tư selfie giữa lúc máy bay cháy, phải sơ tán khẩn cấp

Thay vì nhanh chóng sơ tán theo chỉ dẫn của phi hành đoàn, một số hành khách nán lại chụp ảnh tự sướng trên cánh máy bay, bất chấp phi cơ đang bốc khói.

Tuổi trẻ vô định và dễ sa ngã

Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.

Thiên Nhi

Bạn có thể quan tâm