Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trào lưu TikTok giả vờ bị bắt gây phẫn nộ

Thịnh hành trên TikTok ngay sau thử thách thùng sữa nguy hiểm, việc quay clip giả vờ mình bị cảnh sát áp giải nhận "gạch đá" vì lãng mạn hóa chuyện vi phạm pháp luật.

Người tham gia trào lưu này chủ yếu là các nam thanh, thiếu niên. Trong clip, họ diễn cảnh bị đánh đập, ném vào tường, ép hai tay ra sau lưng để còng lại, diễn vẻ mặt đau khổ hoặc vẫn tỏ ra gợi cảm.

Phần kết thường là những chàng trai này quay ra nói lời tình cảm, tạm biệt với người đang chứng cảnh mình bị áp giải đi, theo Insider.

Trao luu TikTok gia vo bi canh sat bat hung chi trich anh 1
Nhân vật hưởng ứng trào lưu video TikTok mới chủ yếu là thanh niên da trắng tại Mỹ. Ảnh: Insider.

Trào lưu này bắt đầu nở rộ trên TikTok vào giữa tháng 8. Ngày 13/8, một tài khoản có tên @gage.bills đăng tải video diễn cảnh mình bị cảnh sát bắt giữ, bắt chước theo nhân vật JJ Maybank trong series Outer Banks của Netflix.

Một ngày sau, TikToker có tên @itsmeluke_ tải lên video với nội dung tương tự. Điểm chung của cả hai clip này là nhanh chóng “viral”, được chia sẻ nhiều và dẫn đến làn sóng bắt chước theo.

Một trong những video lan truyền nhiều nhất đến từ người dùng @ricklimatv. Xuất hiện trên TikTok vào ngày 18/8, clip này đến nay có hơn 50 triệu lượt xem.

Các trò chơi khăm, diễn cảnh bản thân bị cảnh sát áp tải do các YouTuber thực hiện vốn có mặt trên Internet từ trước, nhưng chủ yếu để thử phản ứng của bạn bè khi chứng kiến cảnh đó.

Dù được hưởng ứng đáng kể, những clip ăn theo trào lưu mới này vẫn khiến nhiều người dùng mạng phản đối. Lý do nằm ở chỗ chúng cổ xúy việc phạm tội, "lãng mạn hóa" chuyện bị lực lượng chức năng bắt giữ.

Trao luu TikTok gia vo bi canh sat bat hung chi trich anh 2

Một người đàn ông da màu bị 2 cảnh sát da trắng bắt giữ tại Chicago. Ảnh: Chicago Unheard.

"Chuyện vi phạm pháp luật và bị áp giải về đồn không có gì đáng tự hào để trở nên lan truyền và bắt chước theo", một người dùng bình luận.

Tiến sĩ Elizabeth Jeglic, giáo sư tâm lý học tại Đại học John Jay (Mỹ), bình luận với Insider rằng xu hướng này còn bị ảnh hưởng bởi một số phim khiêu dâm có nội dung bạo lực và phổ biến với giới trẻ hiện nay.

Ngoài ra, các chàng trai - nhân vật chính trong các clip - chủ yếu là người da trắng. Điều này khiến những người da màu cảm thấy trào lưu giả vờ bị bắt thiếu nhạy cảm.

Trên thực tế, các vụ việc người da màu bị cảnh sát đối xử, bắt giữ theo cách thô bạo nhiều lần gây ra làn sóng phẫn nộ, làm nổ ra các cuộc biểu tình đòi thay đổi ở các bang nước Mỹ.

Theo Cục Thống kê Tư pháp Mỹ, trong năm 2018, người da màu chiếm tỷ lệ cao trong số lượng tù nhân ở xứ cờ hoa, khoảng 33%. Trong khi đó, cộng đồng người da màu chỉ chiếm 12% dân số vào thời điểm đó.

Theo báo cáo Per The Sentencing Project, người da màu tại Mỹ có nhiều khả năng bị bắt vì ma túy hơn người da trắng. Tỷ lệ bị từ chối bảo lãnh, bị kết án và nhận mức án nặng tay cũng cao hơn cho cùng một tội danh.

Trước trào lưu này, thử thách thùng sữa (Milk crate challenge) vừa bị TikTok bị cấm cửa vì gây nguy hiểm tính mạng. Thử thách này yêu cầu người chơi cố gắng vượt qua các thùng sữa được xếp chồng lên nhau theo hình kim tự tháp.

Biển quảng cáo in hình thành viên BTS ở Pakistan bị dỡ bỏ

Bảng quảng cáo cỡ lớn có nội dung chúc mừng sinh nhật nam ca sĩ thuộc nhóm BTS bị gỡ bỏ sau vài giờ xuất hiện công khai ngoài đường phố ở Pakistan.

Hiền Thy

Bạn có thể quan tâm