Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trẻ 14 tuổi biến dạng khuôn mặt sau khi đắp lá trị bỏng

Thay vì đến bệnh viện cấp cứu, trường hợp này lại tự đắp lá sau khi bị bỏng, dẫn đến hậu quả nặng nề.

Bệnh nhi được cấp cứu sau một ngày trị bỏng bằng đắp lá. Ảnh: BVCC.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), Trung tâm Cấp cứu 115 Hùng Vương vừa cấp cứu cho trường hợp bệnh nhi 14 tuổi trong tình trạng đau đớn, phù nề, chảy dịch nước, biến dạng khuôn mặt, da mặt dính bẩn của lá cây.

Hai bàn tay và cổ tay của bệnh nhi cũng xuất hiện nhiều vết phồng rộp, chảy dịch.

Tại bệnh viện, các bác sĩ đã nhanh chóng giảm đau, chống sốc và vệ sinh băng bỏng vùng tổn thương cho bệnh nhân.

Qua khai thác thông tin từ người nhà, bệnh nhi này bị bỏng từ một ngày trước. Tuy nhiên, trẻ không được đưa tới bệnh viện ngay mà đắp lá chữa bỏng tại nhà.

Sau một ngày, mắt của bệnh nhi sưng nề, không mở được và cảm giác đau đớn, gia đình mới đưa con tới bệnh viện cấp cứu. Hiện trẻ tiếp tục được tích cực cấp cứu và giảm đau.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Duy, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu và Chống độc Nhi khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết bệnh viện đã cảnh báo nhiều lần về tình trạng nhiễm trùng nặng vết bỏng, thậm chí ảnh hưởng tính mạng do đắp lá thuốc điều trị. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tin tưởng vào tác dụng kỳ diệu của phương pháp này.

Thực tế, ở nhiều bệnh nhân sau khi đắp lá, vùng bỏng hoại tử sâu, phải ghép da rất phức tạp, thời gian điều trị kéo dài, để lại di chứng nghiêm trọng.

Do đó, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ không nên tự ý điều trị cho con bằng các loại thuốc lá, cây không rõ nguồn gốc. Nếu chẳng may bị bỏng, trước tiên bệnh nhân cần được tránh xa tác nhân gây bỏng, băng nhẹ hoặc che phủ vết thương bằng gạc, vải sạch. Sau đó, người nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và xử trí kịp thời.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Thiếu niên 13 tuổi nát tay, bỏng mặt do bình gas mini phát nổ

Gia đình cho biết trước đó, thiếu niên này ở nhà một mình, dùng bình gas mini để nấu ăn thì bất ngờ phát nổ.

Bỏng nặng do điện thoại phát nổ khi vừa dùng vừa sạc

Chiếc điện thoại bất ngờ phát nổ khi vừa dùng vừa cắm sạc, thiếu niên 17 tuổi bị bỏng nặng vùng tay, mặt và đầu.

Quốc Toàn

Bạn có thể quan tâm