Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trẻ 3 tuổi nuốt nhầm đinh ốc vít

Nuốt nhầm đinh ốc vít trong lúc đang chơi ở nhà, trẻ buồn nôn, đau bụng và được đưa vào bệnh viện.

Nuốt nhằm dị vật khiến trẻ đau bụng từng cơn và quấy khóc. Ảnh: Letstalkscience.

Chiều 12/5, theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, bệnh nhân là bé N.T.Đ. (gần 3 tuổi) nhập viện trong tình trạng quấy khóc và đau bụng.

Theo gia đình, trẻ rất hiếu động. Trước khi nhập viện khoảng 2 giờ, người thân phát trẻ nuốt nhầm đinh ốc vít. Thấy trẻ bắt đầu đau bụng từng cơn, quấy khóc, buồn nôn… gia đình nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám.

Theo bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thanh Thịnh, Phó trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, kết quả chụp X-quang cho thấy có một dị vật cản quang trong ống tiêu hóa cao của bệnh nhi, các cơ quan khác chưa phát hiện bất thường. Bác sĩ chẩn đoán trẻ bị dị vật đường tiêu hóa.

Do đó, bệnh nhi được chăm sóc và theo dõi sát tình trạng bụng tại khoa Ngoại tổng hợp của bệnh viện. Đồng thời, bác sĩ chỉ định trẻ chụp X-quang nhiều lần để theo dõi sự di chuyển của chiếc đinh.

Điều này nhằm đề phòng các biến chứng thủng ruột hoặc nếu tình trạng này xảy ra, trẻ sẽ được phẫu thuật cấp cứu ngay. May mắn, sau 3 ngày, bệnh nhi đại tiện ra dị vật nên được xuất viện.

Trước đó, khoa Ngoại Tổng hợp của bệnh viện đã điều trị thành công cho một bệnh nhi 2 tuổi nuốt 3 cục nam châm tròn nhỏ. Tương tự bé Đ., bệnh nhi này cũng đã loại bỏ 3 cục nam châm bằng đường đại tiện mà không bị hoại tử và thủng ruột.

di tat duong tieu hoa anh 1

Ảnh chụp X-quang phát hiện dị vật cản quang trong ống tiêu hóa cao của bệnh nhi. Ảnh: BVCC.

Qua các trường hợp trên, bác sĩ Thịnh chia sẻ trẻ nhỏ thường hiếu động. Vì vậy, gia đình cần trông nom trẻ cẩn thận, không để trẻ tự nhặt đồ vật cho vào miệng như viên nam châm, ốc vít, nắp bút, cúc áo, đồ chơi nhỏ sắc nhọn…

Khi dị vật đi vào đường thở, tình trạng của trẻ sẽ rất nguy hiểm. Ngoài ra, nếu đi vào ruột, trẻ có nguy cơ gây tắc ruột, hoại tử ruột muộn hoặc thủng ruột.

Bác sĩ Thịnh khuyến cáo thêm nếu thấy trẻ có các dấu hiệu gồm đau bụng, quấy khóc, bụng chướng, buồn nôn, nôn… gia đình nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, để thăm khám và điều trị. Việc xử lý kịp thời có thể tránh được các biến chứng nặng xảy ra.

Thế nào là chế độ ăn kiêng tốt nhất? Làm thế nào để ngừng lo lắng về cân nặng và tập trung vào việc sống lành mạnh? Để giải quyết mối quan tâm về vấn đề này, mục Sức khỏe của Zing giới thiệu bạn cuốn sách Chỉ dẫn để sống khỏe toàn diện của tác giả Shaun Francis. Sách sẽ giúp người đọc tập trung việc ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể chất và giữ tinh thần minh mẫn trong thời buổi bận rộn.

Đau bụng, sốt bất thường, thai phụ đẻ rớt con 27 tuần tuổi

Đang mang thai 27 tuần tuổi nhưng thai phụ bị sốt kèm đau bụng nên đến bệnh viện cấp cứu và đẻ rớt trên đường đi.

Nam Giao

Bạn có thể quan tâm