Bé gái được phẫu thuật tái tạo bộ phận sinh dục sau thời gian dài điều trị nội tiết. Ảnh minh họa: Pexels. |
Từ khi sinh ra, bé P.T.A. (4 tuổi, trú Nghi Lộc, Nghệ An) đã có cơ quan sinh dục không rõ ràng giới tính, âm vật gần giống dương vật, 2 môi lớn nhăn nheo trông như bìu tinh hoàn.
Tại khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bé A. được chẩn đoán phì đại âm vật do tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh thể Prader type III. Ở thể này, âm vật có hình dáng dương vật, môi lớn hoà vào nhau, tồn tại xoang niệu dục…
Qua thăm khám, bệnh nhi được xác định có cơ quan sinh dục trong là nữ với đầy đủ buồng trứng và tử cung, tuy nhiên, cơ quan sinh dục ngoài lại giống nam giới.
Trẻ phải trải qua thời gian dài điều trị nội tiết trước khi bước vào cuộc phẫu thuật tạo hình bộ phận sinh dục nữ và tạo hình âm đạo, âm hộ.
Theo các bác sĩ, phẫu thuật là bước cần thiết giúp khôi phục thẩm mỹ, tâm lý giới tính và chức năng cảm giác cho bé A. sau này. Nhờ được chẩn đoán và điều trị sớm, trẻ có thể được tạo hình cơ quan sinh dục nữ với hình thái, chức năng bình thường và hoàn toàn có thể lập gia đình, có con cái về sau.
Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh là bệnh lý có yếu tố di truyền với tỷ lệ hiện mắc là 1/15.000 trẻ. Bệnh gây ra bởi sự thiếu hụt các enzym 21 - hydroxylase dẫn đến không sản xuất được Cortisol. Sự thiếu hụt Cortisol trong cơ thể gây tăng tiết ACTH từ tuyến yên, kích thích vỏ thượng thận tăng sinh và sản xuất quá mức androgens(4), gây nam hoá ở các bé gái, đặc biệt là phì đại âm vật.
Khi có chẩn đoán phì đại âm vật do tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh, bệnh nhi phải được điều trị nội tiết tố ổn định trước. Sau đó, trẻ mới có thể được phẫu thuật tái tạo lại bộ phận sinh dục ngoài. Mục đích của phẫu thuật là tái tạo lại những phần chưa có hình thái và chức năng của bộ phận sinh dục nữ.
Sách về nghề y
Tò mò về nghề y, về một nghề nghiệp luôn có tác động đến cuộc đời bạn nhưng luôn đầy những thông tin kỹ thuật khó hiểu? Đây là một số giới thiệu của mục Sức khỏe dành cho bạn:
Ký túc xá - Cá tốc ký: Cuốn sách kể về đời sống của sinh viên Đại học Y Hà Nội, chủ yếu xoay quanh đời sống ký túc xá, nơi tác giả đã trải qua tuổi trẻ cùng 10 thành viên khác trong phòng 110 E2.
Chạy trời không khỏi đau: Tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.