Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trẻ mẫu giáo học tiếng Anh như trẻ bản ngữ học tiếng mẹ đẻ

Tiếng Anh đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hiện đại, khiến nhiều bậc phụ huynh mong muốn cho con làm quen và trau dồi ngoại ngữ này từ sớm.

“Giai đoạn vàng” cho con học ngoại ngữ là khái niệm quen thuộc với nhiều phụ huynh. Tuy nhiên, chỉ sớm là chưa đủ, bởi trẻ cần được học đúng cách để tiếng Anh không chỉ là ngôn ngữ thứ hai mà còn thân thuộc như tiếng mẹ đẻ.

Sự khác biệt giữa 2 phương pháp học tiếng Anh

Có không ít nghiên cứu về chủ đề độ tuổi vàng cho trẻ học ngoại ngữ trên thế giới. Dù kết luận có phần khác biệt ở độ tuổi tốt nhất để bắt đầu, tất cả nghiên cứu này đều tạo ra sức ảnh hưởng đến nhận thức của đông đảo phụ huynh.

Thực tế, có những bậc phụ huynh đã áp dụng phương pháp thai giáo để con được hấp thụ tiếng Anh tự nhiên từ trong bụng mẹ. Một số gia đình khác lại lựa chọn môi trường giáo dục song ngữ, hoặc để con hoàn thiện tiếng mẹ đẻ trước rồi bắt đầu tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai.

Tieng Anh cho tre anh 1

Mẫu giáo là độ tuổi nhiều trẻ em Việt Nam hiện nay bắt đầu tiếp xúc với tiếng Anh.

Sự khác biệt trong các phương pháp giáo dục này được nhà ngôn ngữ học Stephen Krashen chỉ ra trong “Thuyết thụ đắc trực tiếp - Học gián tiếp” (The Acquisition - Learning hypothesis).

Theo ông, thụ đắc trực tiếp (acquisition) là cách tiếp xúc với ngoại ngữ nhằm mục đích giao tiếp. Stephen cũng nhấn mạnh ý nghĩa của thông điệp trong lời nói lớn hơn ngữ pháp. Hoạt động này tương tự quá trình tiếp thu trong tiềm thức mà trẻ bản ngữ học tiếng mẹ đẻ. Ngược lại, học gián tiếp (learning) là hình thức coi ngoại ngữ như các môn học khác. Đây là một quá trình tiếp thu có ý thức về mặt ngôn ngữ, ví dụ như học để biết về các quy tắc ngữ pháp.

Độ tuổi mẫu giáo có thể học tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ

Là một phụ huynh có 2 con nhỏ ở độ tuổi mẫu giáo và tiểu học, chị Lan Phương chia sẻ: “Tôi có thể nhận thấy sự khác biệt rất rõ trong khả năng tiếp thu ngôn ngữ của các con. Bạn lớn dày dặn hơn nhưng tiếp xúc tiếng Anh muộn nên vẫn còn thiếu tự tin, ngại ngùng khi giao tiếp. Ngược lại, bạn nhỏ được áp dụng phương pháp thai giáo và tiếp tục nghe tiếng Anh thụ động đến hiện tại, nên dù là những câu từ đơn giản, cháu cũng có thể bật nói một cách tự nhiên”.

Câu chuyện của chị Lan Phương là một phần minh chứng cho “Thuyết thụ đắc trực tiếp - Học gián tiếp” của nhà ngôn ngữ học Stephen Krashen. Những nghiên cứu khoa học về cách trẻ bản ngữ học tiếng mẹ đẻ như trên là cơ sở để các trường giáo dục Anh ngữ hiện đại áp dụng vào mô hình giảng dạy. Và mẫu giáo được xem là độ tuổi phù hợp nhất để bắt đầu một ngôn ngữ thứ hai như tiếng mẹ đẻ.

Tieng Anh cho tre anh 2

Trẻ mẫu giáo từ 4 tuổi có thể học tiếng Anh như cách trẻ bản ngữ học tiếng mẹ đẻ.

Cô Ilani Ries - chuyên gia giáo dục có 12 năm kinh nghiệm giảng dạy tại Việt Nam - cho biết: “Phương pháp học là yếu tố tiên quyết để tạo lập một môi trường chuẩn bản ngữ cho trẻ mẫu giáo học tiếng Anh. Khi giảng dạy, tôi luôn đặt trọng tâm vào mục tiêu phát triển tư duy và phản xạ tiếng Anh tự nhiên, đồng thời xây dựng nền tảng phát âm chuẩn bản ngữ cùng phương châm giảng dạy tôn trọng trí thông minh đa dạng của trẻ”.

Tại Việt Nam, phương pháp học tiếng Anh như cách trẻ bản ngữ học tiếng mẹ đẻ đã được Language Link Academic mang về từ Vương quốc Anh, kết hợp kinh nghiệm hơn 25 năm giảng dạy, quan sát và thấu hiểu thực trạng học tiếng Anh của trẻ em Việt Nam.

Trong 90 phút mỗi buổi học, trẻ 4-6 tuổi được “tắm” trong môi trường chuẩn Anh ngữ cùng ba hoạt động cốt lõi: Học qua hoạt động thể chất; học qua ghép vần; học qua truyện kể.

Tieng Anh cho tre anh 3

Học qua hoạt động thể chất giúp trẻ mẫu giáo giải phóng năng lượng và làm quen các câu hiệu lệnh bằng tiếng Anh.

Khi kết hợp học tập cùng hát, nhảy, múa,... trẻ được tiếp cận ngôn ngữ một cách trực quan, chủ động, tự nhiên, từ đó tiếp thu, phản xạ nhanh và thành thục hơn. Ghép vần là hoạt động giúp trẻ nhận biết mặt chữ, âm tiết và từ vựng, đồng thời xây dựng thói quen phát âm chính xác.

Cuối cùng, thông qua các câu chuyện với bối cảnh cụ thể, nội dung cuốn hút, trẻ có thể ghi nhớ dễ dàng nghĩa của từ và câu. Hơn hết, từ đây, trẻ có thể phát triển niềm yêu thích đọc sớm và trí thông minh cảm xúc (EQ).

Không đặt nặng việc học tiếng Anh như một môn học hứa hẹn giúp trẻ mẫu giáo hòa nhập tự nhiên với ngôn ngữ. Xây dựng niềm hứng thú với ngôn ngữ ngay từ khi mới bắt đầu là tiền đề cho việc học lâu dài của trẻ. Cách học này được kỳ vọng giúp trẻ bật nói tiếng Anh thành thục và thoải mái, như cách lần đầu gọi cha mẹ đầy cảm xúc.

Language Link Academic là tổ chức giáo dục đến từ Vương quốc Anh, với hơn 45 năm kinh nghiệm trên toàn cầu và hơn 25 năm phát triển tại Việt Nam. Kết thúc lộ trình học chương trình tiếng Anh độ tuổi mẫu giáo ở Language Link Academic, trẻ có thể nhận diện và phát âm chuẩn toàn bộ bảng chữ cái, giới thiệu sơ lược về bản thân, sử dụng một số từ vựng, mẫu câu giao tiếp cơ bản và sẵn sàng học theo chương trình tiếng Anh tiểu học. Độc giả truy cập tại đây hoặc liên hệ hotline 1900633683 để biết chi tiết.

Trà An

Bạn có thể quan tâm