Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trẻ nguy kịch do uống nhầm dầu thắp đèn

Một số trường hợp khi xảy ra sự việc, gia đình không đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế mà tự ý gây nôn không đúng cách, khiến tình trạng của trẻ càng trở nên trầm trọng.

Uống nhầm dầu thắp đèn là tai nạn thường đến từ sự bất cẩn của người lớn trong gia đình. Ảnh: Facebook.

Sáng 17/1, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, thông tin thời gian gần đây, khoa tiếp nhận các trường hợp bệnh nhi nguy kịch sau khi uống nhầm dầu thắp đèn tại nhà.

Điển hình là trường hợp của bé N.H.K. (20 tháng, xã Nghi Phú, TP Vinh) nhập viện trong tình trạng nguy kịch liên quan đến bệnh suy hô hấp/viêm phổi hít do uống nhầm dầu thắp đèn. Theo lời kể của gia đình bé K., khi không có người lớn bên cạnh, trẻ đã uống chai dầu thắp đèn bàn thờ để dưới đất.

Khi phát hiện, gia đình rất hốt hoảng, cho cháu uống nhiều nước và móc họng để trẻ nôn. Gia đình cũng không ngờ rằng chính hành động gây nôn đã khiến tình trạng bé trở nên nặng hơn.

Tương tự, ngày 3/12, bệnh nhân N.T.Đ. (15 tháng tuổi, trú tại thị xã Cửa Lò) vào viện trong tình trạng nguy kịch, tím tái, suy hô hấp, hơi thở mùi dầu hỏa, phải thở oxy vì uống nhầm dầu thắp đèn. Khi bé hét lên, gia đình mới phát hiện sự cố nguy hiểm.

Gia đình cho biết trẻ vốn có tiền sử viêm phổi nhiều đợt trước đó. Trẻ nhập viện quấy khóc, ho khan, được chẩn đoán suy hô hấp/ viêm phổi hít sau uống nhầm dầu thắp đèn và khẩn trương chuyển khoa Hồi sức tích cực chống độc điều trị.

Cả hai bệnh nhi đều đến viện với tình trạng suy hô hấp phải thở oxy, có nguy cơ đe dọa tính mạng, nhưng sau quá trình điều trị phù hợp, các bé đã dần ổn định và được ra viện.

Uống nhầm dầu thắp đèn là tai nạn thường đến từ sự bất cẩn của người lớn trong gia đình. Sự cố này do thói quen thắp đèn dầu ở các bàn thờ và đựng dầu trong các vật dụng uống nước như chai nước ngọt làm trẻ dễ uống nhầm.

Dầu thắp đèn gây ngộ độc tiêu hóa, rối loạn nhiều chức năng cơ quan trong cơ thể, nhưng đặc biệt dễ sặc dầu vào phổi gây hoại tử, xẹp phổi, nhiễm khuẩn dẫn đến suy hô hấp, đe dọa tính mạng, có thể để lại di chứng nặng nề lâu dài.

Tiến sĩ Trần Văn Cương, Phó giám đốc Bệnh viện, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, cho biết việc xử trí uống nhầm dầu thắp đèn không giống xử lý khi uống một số chất lỏng khác. Phụ huynh tuyệt đối không móc họng gây nôn khi đường thở chưa được bảo vệ. Dầu thắp sáng bản chất là một hydrocarbon dễ bay hơi, rất dễ trào vào đường thở, đặc biệt là khi gây nôn.

Các gia đình có trẻ em, đặc biệt bé dưới 6 tuổi lưu ý tuyệt đối không dự trữ xăng dầu trong nhà. Nếu cần phải dự trữ, bạn không được đựng dầu trong chai, vật dụng dễ nhầm lẫn như chai đựng nước uống, cốc, bát. Gia đình cần để dầu thắp ở nơi tránh tầm tay trẻ em (để trên cao, trong tủ có khóa...).

Vì tính nguy hiểm và hậu quả nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ Cương khuyến cáo khi trẻ uống nhầm dầu thắp đèn cần cho đến cơ sở y tế chuyên khoa nhi chẩn đoán bệnh, nhập viện sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.

Những ngày cận Tết, ăn uống lành mạnh luôn là vấn đề được xã hội quan tâm hàng đầu. Bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của mọi người. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc sách Mứt việt - vị ngọt Tết xưa (tác giả: Hồ Đắc Thiếu Anh và Nguyễn Hồ Tiếu Anh).

Trong sách, hương vị quen thuộc của mứt đã được hai tác giả Hồ Đắc Thiếu Anh và Nguyễn Hồ Tiếu Anh khắc họa một cách đầy chân thực. Đó không đơn thuần chỉ liệt kê 21 món mứt ngọt ngào đến từ cả ba miền, mà còn là truyền tải thông điệp đoàn viên, sự sum họp gia đình ấm cúng trong những ngày đầu năm.

Triệu chứng đau tim khác biệt của nữ giới

Các triệu chứng đau tim ở phụ nữ có thể bao gồm khó thở, buồn nôn và đau quai hàm.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm