Trẻ sơ sinh bị uốn ván có tỷ lệ không qua khỏi rất cao. Ảnh: Freepik. |
Thông thường, bệnh uốn ván xuất hiện nhiều ở người trưởng thành, nhưng vẫn có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh bị uốn ván có tỷ lệ không qua khỏi lên đến 80%.
Bác sĩ Hồ Thị Hồng, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đồng Nai, cho biết đã có trường hợp bé 1 tháng tuổi không qua khỏi do bệnh uốn ván sơ sinh. Trong quá trình mang thai, mẹ bé không đi khám thai, không tiêm phòng vaccine uốn ván, bé được sinh rớt tại nhà và bố cắt rốn bằng dao lam, không băng rốn.
Uốn ván xảy ra ở trẻ sơ sinh 3-28 ngày tuổi, do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ, chủ yếu qua đường rốn trong quá trình sinh, do dụng cụ cắt rốn không đảm bảo vô trùng, tay người đỡ đẻ không vô khuẩn, băng gạc không vô trùng.
Ở thời kỳ toàn phát, trẻ bị uốn ván sẽ sốt 38-39 độ C, có khi lên 41 độ C, quấy khóc, bỏ bú, hàm cứng càng ngày càng rõ, không bú được, dần dần xuất hiện co giật và co cứng.
Mỗi khi lên cơn co giật, mặt trẻ sơ sinh nhăn lại, miệng chúm chím, sùi bọt mép, 2 tay nắm chặt. Nếu cơn giật nhẹ, da của trẻ sơ sinh vẫn hồng hào, nhưng nếu co giật mạnh liên tục sẽ kèm theo những cơn ngừng thở vì cơ thanh quản co lại, làm cho trẻ tím tái, chân tay lạnh, nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng.
"Đây là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ không qua khỏi hàng đầu trong các bệnh ở trẻ em. Tỷ lệ không qua khỏi khi trẻ mắc bệnh rất cao, nhất là những trẻ có thời gian ủ bệnh ngắn", bác sĩ Hồng nói.
Do đó, bác sĩ Hồng khuyến cáo phụ nữ có thai hãy tiêm vaccine phòng uốn ván, để bảo vệ trẻ không bị mắc uốn ván sơ sinh.
Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.