Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trẻ thở khò khè: Khi nào nên đưa con đi khám?

Khò khè là dấu hiệu đầu tiên của rất nhiều bệnh hô hấp, do đó, cha mẹ nên chú ý.

Bác sĩ hướng dẫn cách rửa mũi cho trẻ hết nước mũi Bác sĩ hướng dẫn cho các bố mẹ có thể thực hiện cho con ngay tại nhà.

Ở trẻ em, bệnh hô hấp được coi là một bệnh rất đáng sợ, bởi nó diễn tiến rất nhanh. Khi thấy con thở khò khè bất thường, cha mẹ rất lo lắng. Đây là dấu hiệu đầu tiên của rất nhiều bệnh hô hấp, do đó, cha mẹ nên chú ý.

Thở khò khè là khi áp sát tai gần miệng trẻ mẹ nghe thấy tiếng con thở bất thường, gần giống như tiếng ngáy, đó chính là biểu hiện của thở khò khè. Âm thanh trẻ sơ sinh thở khò khè có thể được nghe rõ từ xa khi bé thở mạnh.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè

- Trẻ bị hen suyễn rất hay thở khò khè khi ngủ. Các cơn khò khè cũng thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi hoặc khi bé tiếp xúc với khói và các tác nhân gây kích ứng.

- Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường bị viêm tiểu phế quản, dị ứng, trào ngược dạ dày. Những dịch trào ngược này có thể chảy vào đường hô hấp, gây ra tình trạng trẻ sơ sinh khò khè.

- Với trẻ dưới một tuổi, thở khò khè có thể là do bị mềm sụn thanh quản, hoặc vùng thanh quản của trẻ bị chèn ép bởi các mạch máu lớn

- Trong thời gian bị sốt, ho, trẻ cũng thường hay khó thở, phổi có tiếng ro ro bất thường, và đây chính là dấu hiệu của viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hoặc bệnh viêm phổi.

- Nếu bị viêm thanh phế quản cấp tính, bé sẽ thường xuyên ho, khàn tiếng và khó thở kèm theo tiếng thở khò khè vào ban đêm.

- Trẻ có thể bị tim bẩm sinh nếu thường xuyên khó thở, khò khè sau sinh, bú kém, da nhợt nhạt, tím tái.

- Dị vật ở đường thở cũng có thể gây ra tình trạng này ở trẻ từ 4-5 tháng tuổi.

- Viêm amiđan cấp tính đôi khi cũng làm bé bị khò khè có đờm.

- Các bệnh xơ sợi bẩm sinh, bất thường sọ hầu bẩm sinh, khối u ở phổi cũng khiến trẻ sơ sinh thở khò khè.

Tre tho kho khe anh 1
Khò khè là dấu hiệu đầu tiên của rất nhiều bệnh hô hấp, do đó, cha mẹ nên chú ý. Ảnh: BSCC.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Trong quá trình chăm sóc bé bị khò khè, nếu con có biểu hiện nặng hơn, tình trạng khò khè không dứt, mẹ nên đưa bé đi thăm khám để được điều trị kịp thời, nhất là các trường hợp sau:

- Trẻ lần đầu tiên thở khò khè kèm khó thở, tím tái.

- Bé dưới 3 tháng tuổi bị khò khè khó thở, thở dốc cần được đưa đến bệnh viện ngay, bởi đây có thể là biểu hiện bệnh nặng khi trẻ ở lứa tuổi này.

- Trẻ thở khò khè kéo dài 3-4 tuần cần được đưa đến khám và làm xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác bệnh.

- Trẻ có tiền sử bị hen suyễn, bỗng khó thở đột ngột, tiếng thở khò khè cần được đi khám sớm.

- Trẻ thở khò khè kèm nôn ói, sốt cao.

- Trẻ thở khó, co rút lồng ngực mỗi lần hít thở.

- Trẻ thở không đều, khó hít vào và phải gắng sức để thở.


Bác sĩ Nguyễn Minh Đức

Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội)

Bạn có thể quan tâm