Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trẻ thở khò khè khi nhiễm loại virus này

Viêm đường hô hấp cấp tính là bệnh thường gặp ở trẻ em, 90% do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra.

Trẻ bị viêm đường hô hấp vì nhiễm virus RSV. Ảnh: Freepik.

Khi thời tiết chuyển mùa, không khí có sự thay đổi, sự kết hợp giữa lạnh và ẩm, tạo điều kiện cho virus sinh sôi nảy nở mạnh đặc biệt là virus hợp bào hô hấp (RSV). Trẻ nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, 90% là do virus RSV gây ra.

Bệnh này là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới tử vong. Theo bác sĩ Tăng Thị Minh Thu, khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), virus RSV xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng. Nó dễ dàng lây lan trong không khí thông qua các giọt bắn mang mầm bệnh do người bệnh phát tán ra.

Virus RSV truyền sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, chẳng hạn bắt tay với người bệnh hay chạm vào bề mặt có virus RSV. Do đó, trẻ có khả năng nhiễm RSV nếu ai đó mang virus này ho hoặc hắt hơi gần phụ huynh.

Trẻ nhiễm bệnh có biểu hiện giống như cảm lạnh, sốt cao, thở khò khè. Nếu trẻ bệnh nặng có thể gây ra viêm phổi, viêm phế quản. Trẻ nhiễm virus RSV biến chứng nặng có nguy cơ tử vong, với tỷ lệ 2,8 - 22% trên toàn thế giới.

Những trẻ có nguy cơ cao hiễm virus RSV:

  • Trẻ sinh non
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi
  • Trẻ em bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc mắc các bệnh mạn tính
  • Trẻ có cân nặng thấp khi đẻ (dưới 2 kg)
  • Trẻ có dị tật bẩm sinh kèm theo như tim bẩm sinh, bệnh phổi bẩm sinh...
  • Trẻ không được bú sữa mẹ
  • Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu vitamin A
  • Trẻ sống trong gia đình có đời sống kinh tế xã hội thấp, đông đúc, gia đình đông con, sinh đôi làm tăng nguy có nhiễm RSV. Trẻ sống cùng anh hay chị đi nhà trẻ cũng có nguy cơ nhiễm RSV, đặc biệt trong mùa dịch.
  • Tiếp xúc với người hút thuốc lá hay ô nhiễm môi trường khác: khói thuốc lá hay ô nhiễm môi trường có thể làm tăng mẫn cảm đường thở dẫn tới khó khăn trong việc chống lại RSV.
  • Trẻ thường xuyên sống trong môi trường tập chung như nhà trẻ mẫu giáo
  • Yếu tố gia đình: hen phế quản, lao
  • Thời tiết lạnh…

Hầu hết trường hợp trẻ nhiễm RSV sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, phụ huynh cần theo dõi sát, bởi trẻ có thể chuyển nặng. Một khi bệnh nặng, trẻ có thể phải hỗ trợ thở bằng oxy hay đặt nội khí quản.

Khi xuất hiện các dấu hiệu nhiễm RSV, phụ huynh cần cho trẻ đi khám và chẩn đoán xem có nhiễm RSV không. Nếu có các triệu chứng sau cần nhập viện ngay phòng nguy cơ biến chứng do nhiễm virus hợp bào hô hấp như sốt cao không hạ, khó thở, da có màu xanh tím.

Đặc biệt, phụ huynh cần lưu ý với những trẻ dưới 3 tháng tuổi vị nhiễm virus RSV, khi trẻ bỏ ăn, hay nồng độ oxy trong máu dưới 95% cần đưa đến bệnh viện.

Để phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do RSV, phụ huynh thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng. Trẻ nhỏ là nhóm nguy cơ cao, phụ huynh nên hạn chế cho con đến nơi đông người, cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng.

Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

Đường hoa Tết đặc biệt trong bệnh viện tuyến cuối phía Nam

Đường hoa Tết là món quà ấm áp của cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Chợ Rẫy, giúp người bệnh và thân nhân vơi đi nỗi nhớ nhà.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm