Trẻ nhỏ trong độ tuổi tiểu học cần nhu cầu dinh dưỡng như thế nào để đảm bảo vừa khỏe, vừa đủ năng lượng để học tập, vui chơi thưa bác sĩ?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Đây là độ tuổi trẻ bắt đầu làm quen với bạn bè, cô giáo, phải học tập và cũng có nhiều hoạt động vui chơi. Vì vậy, trẻ nên được xây đựng thói quen dinh dưỡng sớm, dễ dạy hơn khi lớn hơn...
Ngoài ra, thời điểm độ tuổi tiểu học cũng là giai đoạn trẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh cả về cân nặng, chiều cao, cũng như trí não. Nhu cầu năng lượng cho trẻ em thay đổi theo tuổi và giới tính. Ở trẻ lớn, năng lượng cần cung cấp còn theo mức độ hoạt động thể lực.
Nói chung, nhu cầu năng lượng cho trẻ em sẽ như sau:
- 6-7 tuổi: Mức độ hoạt động thể lực trung bình là 1.570 kcal ở bé trai và bé gái là 1.460 kcal.
- 8-9 tuổi: Mức độ hoạt động thể lực trung bình là 1.820 kcal ở bé trai và 1.730 kcal ở bé gái.
- 10-11 tuổi: Con số này là 2.150 kcal ở bé trai và 1.980 kcal ở bé gái.
- 12-15 tuổi: Bé trai cần 2.500 kcal, bé gái cần 2.310 kcal.
Trẻ em có nhu cầu dinh dưỡng cao để đáp ứng sự tăng trưởng về thể chất. Ảnh: Lê Quân. |
Trẻ em có nhu cầu dinh dưỡng cao để đáp ứng sự tăng trưởng về thể chất. Để có thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng trong khi chức năng của dạ dày và các cơ quan tiêu hóa còn non nớt, chúng ta cần chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp tiêu hoá, hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Cách này cũng giúp cơ thể không rơi vào tình trạng hạ đường máu, mệt mỏi khi các bữa ăn cách xa nhau.
Cha mẹ nên cho trẻ ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ tùy theo lứa tuổi. Bữa ăn phải có đủ năng lượng, nhóm chất dinh dưỡng và cân đối giữa các chất. Cụ thể, chất bột đường chiếm 55-65% năng lượng khẩu phần; chất đạm là 15-20% năng lượng; chất béo là 30% năng lượng khẩu phần.
Chú ý, phụ huynh nên đảm bảo đủ vitamin và khoáng chất cũng như chất xơ. Bạn nên cho con ăn đa dạng thực phẩm theo từng nhóm, có 10-15 loại thực phẩm trong ngày và đảm bảo ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm (nhóm ngũ cốc; nhóm thịt cá; nhóm trứng; nhóm sữa và chế phẩm của sữa; nhóm đậu phụ, đậu đỗ; nhóm rau củ quả có màu sắc; nhóm rau củ quả khác; nhóm chất béo (dầu, mỡ, bơ, lạc, vừng, macca…).
Các bữa ăn phụ sẽ cung cấp thêm các chất dinh dưỡng, sản sinh năng lượng, vitamin, chất khoáng cần thiết để giúp trẻ tăng trưởng tốt hơn. Điều này giúp trẻ không bị đói giữa các bữa chính và có thêm sức bền cho trẻ vận động, vui chơi và học tập tới cuối ngày.
Bổ sung thêm sữa lúa mạch để tăng cường dinh dưỡng và sức bền cho trẻ cũng là lựa chọn lý tưởng. Thời điểm hợp lý cho trẻ uống thêm sữa là giữa buổi sáng hoặc giữa buổi chiều.
92% mẹ Việt Nam mong muốn con bền bỉ hơn để có đủ năng lượng hoàn thành tốt mọi hoạt động trong ngày (trích khảo sát của Kantar). Uống sữa lúa mạch Nestlé MILO mỗi ngày kết hợp với vận động thể chất nay đã được chứng minh khoa học bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia giúp cải thiện sức bền của trẻ.
Đặc biệt, Nestlé MILO dạng bịch 180 ml - giá tiết kiệm hơn cho mẹ (so với hộp giấy cùng dung tích) - giữ trọn vị ngon MILO đặc trưng bé yêu thích và vẹn nguyên nguồn dinh dưỡng giúp bé bền bỉ hơn cả ngày.