Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trend Temple Run trên TikTok đe dọa ngôi đền Angkor Wat

Video mọi người thực hiện thử thách chạy vòng quanh Angkor Wat - di tích tôn giáo lớn nhất thế giới của Campuchia - đang là trào lưu viral và được chia sẻ chóng mặt. 

Những video ngắn về du khách chạy dọc theo những con đường đá hẹp và nhảy qua các lối đi - thường được lồng ghép với âm thanh từ trò chơi điện tử Temple Run - đã lan truyền trên TikTok, Facebook, YouTube và các nền tảng khác.

Một số video đã thu hút hơn 2 triệu lượt xem và tạo cảm hứng cho để nhiều người khác làm theo, SCMP đưa tin.

Angelina Dougherty, người Mỹ gốc Campuchia đã đăng quang Hoa hậu châu Á Thái Bình Dương trong cuộc thi sắc đẹp năm 2023, cũng tham gia trào lưu này với video cô và một phụ nữ khác chạy và nhảy qua ngôi đền, tương tự các động tác trong trò chơi điện tử.

Temple Run, một trò chơi điện tử do Imangi Studios phát triển vào năm 2011, trong đó người chơi điều khiển một nhân vật chạy qua các tàn tích của ngôi đền và phải tránh các chướng ngại vật và sinh vật quỷ dữ đuổi theo. Bối cảnh của Temple Run có các công trình bằng đá và lối đi rất giống với các tàn tích ở Angkor.

Nhiều người cho rằng thử thách này làm giảm giá trị của tác phẩm điêu khắc gần 900 năm tuổi và có nguy cơ gây ra thiệt hại không thể khắc phục được.

Simon Warrack, một nhà bảo tồn đã làm việc trong 3 thập kỷ để bảo tồn những tàn tích gần nghìn năm tuổi ở Angkor, đang lo ngại về nguy cơ hư hại cũng như sự vô cảm về văn hóa và tôn giáo đang bị chà đạp.

trao luu tiktok anh 1

Nhiều người lo ngại trào lưu mô phỏng trò chơi Temple Run sẽ gây hư hại cho ngôi đền linh thiêng. Ảnh: Flickr.

"Người ta sẽ không chạy ầm ầm qua Nhà thờ St Peter ở Rome hay bất kỳ nhà thờ phương Tây nào, vậy tại sao lại được phép làm điều đó ở Campuchia?", ông nói. "Không chỉ những tảng đá có nguy cơ hư hại nếu mọi người va vào nó, hoặc ngã và làm đổ đồ vật, mà trào lưu này còn có thể làm tổn hại giá trị tinh thần và văn hóa của ngôi đền".

Warrack cho biết ông đã trao đổi với những người đồng cấp và quan chức Campuchia giám sát khu phức hợp và họ đều chia sẻ mối lo ngại của ông.

"Angkor Wat vẫn được người dân vô cùng tôn kính. Mỗi viên đá đều được coi là chứa đựng linh hồn của tổ tiên", Warrack nhấn mạnh.

Lo ngại về trend TikTok cũng nêu bật thách thức mà nhiều di tích lịch sử đang phải đối mặt hiện nay để cân bằng giữa du lịch tăng, tính bền vững và cuộc sống địa phương, đặc biệt là trong thế giới hậu Covid-19, khi "du lịch bù" vẫn là một xu hướng.

Nó cũng nhấn mạnh sức ảnh hưởng của những lnfluencer và phương tiện truyền thông xã hội trong việc thúc đẩy du lịch.

Campuchia không phải là điểm đến duy nhất ghi nhận sự gia tăng của các hành vi xấu xí của khách du lịch. Trong khi các thiên đường du lịch khác như Indonesia và Tây Ban Nha đã có những bước đi để kiểm soát điều này, ví dụ Indonesia trục xuất những kẻ vi phạm nặng, thì cơ quan quản lý quần thể đền Angkor lại không đưa ra bất kỳ lời khiển trách nào để ngăn chặn xu hướng lan truyền này.

Lượng du khách quốc tế đến Campuchia vẫn chưa quay trở lại mức trước đại dịch và thậm chí một số người dân nước này còn bình luận trên mạng xã hội rằng trend TikTok này là tốt để thúc đẩy lượng khách du lịch.

Theo báo cáo xu hướng của American Express, đối với nhiều khách du lịch, mạng xã hội là nguồn cảm hứng hàng đầu. Gần 75% người thuộc thế hệ Millennials và Gen Z được khảo sát cho biết họ đã tham gia vào các xu hướng mạng xã hội khi đi du lịch, trong khi khoảng một nửa cho biết họ muốn khoe chuyến du lịch của mình để gây ấn tượng với người theo dõi.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Cảnh tượng gây phẫn nộ trên tảng đá 140 triệu năm tuổi

Hành vi phá hoại của hai người đàn ông ở Khu giải trí quốc gia Lake Mead (Mỹ) nhận nhiều chỉ trích và có thể phải đối mặt án tù lên tới 10 năm.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm