Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Triển lãm của 17 nghệ sĩ Việt tại New York

Triển lãm nhóm "Đây Không Phải Là Một Cuộc Chiến" bao gồm tác phẩm của các nghệ sĩ Việt Nam sinh sống trong và ngoài nước, được tổ chức tại New York (Mỹ).

trien lam New York,  trien lam Viet Nam,  Khang chien chong My,  50 nam Khang chien,  Bui Cong Khanh,  Bui Thanh Tam,  Doan Van Toi anh 1

Tác phẩm Những Chiếc Huy Chương Sứ của Bùi Công Khánh gây ấn tượng tại triển lãm.

Diễn ra tại Eli Klein Gallery (New York, Mỹ), triển lãm Đây Không Phải Là Một Cuộc Chiến (Ceci n'est pas une guerre / This is not a war) quy tụ 17 nghệ sĩ Việt Nam với 24 tác phẩm được trưng bày. Triển lãm được tổ chức nhân dịp 50 năm kết thúc Kháng chiến chống Mỹ, góp phần thay đổi định kiến lâu dài bó hẹp nghệ thuật đương đại Việt Nam trong những khuôn khổ về chiến tranh.

Công chúng được mời gọi trải nghiệm bề rộng, sự phức tạp và sức sống mãnh liệt của nghệ thuật đương đại Việt Nam ngày nay. Đó là một thế giới không ràng buộc, đầy bất ngờ và tràn đầy năng lượng.

Triển lãm tập trung vào thế hệ nghệ sĩ trẻ phản ánh về tính vật chất, ký ức và huyền thoại, tái tưởng tượng bản ngã và văn hóa vượt ra khỏi gánh nặng của những sang chấn lịch sử. Triển lãm cũng làm nổi bật các nghệ sĩ Việt sống ở nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ, Pháp và Đức, với những tác phẩm đề cập đến sự dịch chuyển, sự lai tạo văn hóa và những đổi mới trong thực hành nghệ thuật.

Giám tuyển bởi Đỗ Tường Linh, triển lãm tạo nên một cuộc đối thoại nhiều lớp đầy hấp dẫn và lôi cuốn. Kết hợp nghiên cứu lịch sử với nghệ thuật ý niệm, Bùi Công Khánh tạo tác nghệ thuật từ phù hiệu quân sự bằng sứ của nhiều quốc gia khác nhau.

Bùi Thanh Tâm kết hợp tinh thần tinh tế của truyền thống dân gian Việt với sự táo bạo của văn hóa tiêu dùng và pop art, tạo ra các tác phẩm quyến rũ. Tác phẩm Không Có Gì Ở Đằng Sau kết hợp các chất liệu vàng lá, bạc lá, tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống trên nền canvas, để lại ấn tượng thị giác mạnh mẽ.

Đoàn Văn Tới lại khai thác nhịp điệu đương đại của các chất liệu truyền thống. Nghệ sĩ dệt pixel kỹ thuật số vào lụa và vải để phản ánh mối quan hệ tinh vi giữa con người và thiên nhiên.

trien lam New York,  trien lam Viet Nam,  Khang chien chong My,  50 nam Khang chien,  Bui Cong Khanh,  Bui Thanh Tam,  Doan Van Toi anh 4

Tác phẩm Mediation của nghệ sĩ Đoàn Văn Tới nằm trong khuôn khổ triển lãm.

Ngoài ra, triển lãm nhóm còn có sự tham gia của các nghệ sĩ như Ca Lê Thắng, Trần Lương, Trương Tân, Oanh Phi Phi, Phạm Tuấn Tú, Nguyễn Phương Linh, Arlette Quỳnh-Anh Trần, Lê Hoàng Bích Phượng, Mỹ-Lan Hoàng-Thùy, Hà Ninh Phạm, Vũ Minh Dũng, Nguyễn Xuân-Lam, Nguyễn Thuỳ Anh và Vân Khánh.

Về giám tuyển, Đỗ Tường Linh sinh sống và làm việc tại Hà Nội (Việt Nam) và New York (Mỹ), có bằng Cử nhân Lịch sử và phê bình nghệ thuật từ Đại học Mỹ thuật Việt Nam và Thạc sĩ Nghệ thuật đương đại và lý thuyết nghệ thuật Châu Á - Châu Phi tại SOAS (Đại học London, Anh) với học bổng Alphawood.

'Chuối dán tường' và 8 tác phẩm gây tranh cãi nhất thế kỉ 21

Từ "chuối dán tường" đến NFT triệu USD, loạt tác phẩm làm dậy sóng dư luận, mở ra những cuộc tranh luận sôi nổi về giá trị và ranh giới của nghệ thuật đương đại.

Xu hướng thời trang bền vững tăng dần qua các năm

Bắt đầu từ khoảng năm 2014, số lượt tìm kiếm “quần áo giá rẻ” bắt đầu giảm mạnh, trong khi cùng thời điểm này, số lượt tìm kiếm “quần áo bền vững” tăng mạnh. Trong cuốn Thế giới không rác thải, tác giả Ron Gonen cho rằng sự chú ý vào xu hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang đang tăng đột phá dưới sự mở đường của những nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang bền vững như Stella McCartney, Eileen Fisher và Yvon Chouinard của Patagonia.

Linh Vũ

Bạn có thể quan tâm