![]() |
Người thường xuyên dùng máy tính có thể bị hội chứng ống cổ tay. Ảnh: Shutterstock. |
Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Văn Phúc, khoa Phẫu thuật Chi trên, Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM), cho biết hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép trong ống cổ tay, gây tê, đau và suy giảm cảm giác ở bàn tay, đặc biệt là ngón cái và ngón trỏ.
Triệu chứng và diễn tiến bệnh
Người mắc hội chứng này thường có cảm giác tê bì tay, dị cảm ở vùng da thuộc chi phối của dây thần kinh giữa. Triệu chứng thường trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm, gây mất ngủ. Các động tác như gấp, ngửa cổ tay quá mức, cầm nắm lâu hoặc đi xe máy có thể làm cơn tê tăng lên, trong khi nghỉ ngơi hoặc vẩy tay giúp giảm triệu chứng.
Ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể gặp rối loạn vận động, do dây thần kinh giữa bị tổn thương nghiêm trọng. Biểu hiện thường gặp là khó cầm nắm, giảm sự linh hoạt của bàn tay và dễ đánh rơi đồ vật.
Chẩn đoán và điều trị
Theo bác sĩ Phúc, việc chẩn đoán hội chứng ống cổ tay dựa trên khám lâm sàng và cận lâm sàng, trong đó điện thần kinh cơ giúp xác định vị trí và mức độ chèn ép dây thần kinh.
Phương pháp điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân, bao gồm:
- Điều trị nội khoa: Dùng thuốc giảm viêm, giảm đau và hỗ trợ thần kinh.
- Vật lý trị liệu: Áp dụng bài tập, nẹp cổ tay hoặc sóng siêu âm để giảm chèn ép.
- Phẫu thuật: Chỉ định trong trường hợp nặng, khi bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn cảm giác, teo cơ hoặc đã điều trị nội khoa lâu nhưng không cải thiện. Phẫu thuật nhằm cắt dây chằng vòng, giải phóng dây thần kinh giữa, giúp phục hồi chức năng bàn tay.
Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.