Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trò ăn năn vì giơ thẳng tay tát cô giáo

Nhìn tôi hiền lành, chín chắn hiện nay, ít ai lại tin rằng, ngày xưa, khi là một học trò lớp 10, tôi đã từng giơ tay tát mạnh mặt cô giáo dạy môn Vật lý trước mặt tất cả bạn bè.

Trò ăn năn vì giơ thẳng tay tát cô giáo

Nhìn tôi hiền lành, chín chắn hiện nay, ít ai lại tin rằng, ngày xưa, khi là một học trò lớp 10, tôi đã từng giơ tay tát mạnh mặt cô giáo dạy môn Vật lý trước mặt tất cả bạn bè.


Câu chuyện tình thầy trò không chỉ có những bó hoa, lời chúc mừng, những khẩu hiệu biết ơn... Đâu đó, lại có những hiểu lầm, tức giận, những hành động bồng bột mà có khi phải trả giá bằng tù tội và cái chết. Nhưng sau cùng vẫn là những câu chuyện nhân văn về sự ăn năn, tha thứ và trở về với yêu thương. Dưới đây là câu chuyện của anh Nguyễn Văn Hùng, Định Hóa, Thái Nguyên về một kỷ niệm không thể nào quên thời học trò.

Hôm đó giờ Vật lý, đầu giờ thầy cô thường kiểm tra bài cũ. Tên tôi được gọi lên đầu tiên. Tôi không học bài nhưng "mạnh dạn" đứng dậy xin khất rồi lẳng lặng ngồi xuống.  “Anh Hùng! Anh đứng lên! Ai cho anh ngồi xuống mà ngồi. Anh đứng dậy cho tôi” – cô giáo quát lớn. Cô nói nếu tôi không thuộc bài hôm qua, cô sẽ kiểm tra những bài trước đó.

Thú thật, ngày ấy tôi mải chơi lắm, không học hành gì mấy. Khi cô giáo bắt lên bảng, tôi thấy quả là cực hình. Cô bảo tôi viết công thức chuyển động đều rồi liên tiếp đặt ra một loạt câu hỏi. Câu nào tôi cũng trả lời không biết. 

Cô gằn giọng lên: “Anh học hành kiểu gì đấy hả? Có thế mà cũng không nhớ thì học làm gì. Chỉ được cái chơi bời, lêu lổng là nhất. Không thể chấp nhận được, anh đứng ra góc kia để tôi kiểm tra người khác”. 

Anh Nguyễn Văn Hùng không thể nào quên kỷ niệm tuổi học trò đã mạnh tay tát cô giáo.
Anh Nguyễn Văn Hùng không thể nào quên kỷ niệm tuổi học trò đã mạnh tay tát cô giáo.

Lúc đó tôi lì ra, sĩ diện không đứng ra góc vì các bạn trong lớp cứ cười khúc khích. Cô giáo nói: “Sao anh lì lợm thế? Đứng ra kia đi. Cả lớp lấy gương bạn nhé, từ nay nếu ai không học bài cũ sẽ chịu tương tự như bạn Hùng”.

Tôi nhất quyết không đứng góc, lừ lừ đi về chỗ của mình, cô giáo càng nổi giận: “Giờ lại còn lì mặt như mấy bà hàng thịt nữa...". Tôi điếng người vì... mẹ tôi bán thịt lợn ngoài chợ.

Cả lớp cười rũ rượi, tôi buồn bã: “Em không học bài là sai. Cô nói em sao cũng được. Nhưng cô đừng nói bố mẹ em vào như thế".

Có lẽ lúc ấy, cô giáo chưa hay biết nghề nghiệp của mẹ tôi cũng như lòng tự ái của tôi nên vẫn nhất quyết bắt tôi chịu phạt: “Oan lắm đấy, không đúng à? Tôi nói anh đứng vào xó kia ngay”. Nói rồi cô đẩy tôi. 

Không chịu được nữa, tôi túm cô lại và tát cô một cái thẳng vào mặt: “Em cấm cô không được phép nói xấu bố mẹ em”. Cô giáo đứng yên, cả lớp im lặng. Tôi hét to: “Các bạn cười gì. Mỗi gia đình có một cảnh, sao các bạn lại cười mẹ tôi?!” Tôi lao ra khỏi lớp học.

Ảnh minh họa.
Không chịu được nữa, tôi túm cô lại và tát cô một cái thẳng vào mặt. Ảnh minh họa.


Sự việc ồn ào mà tôi gây ra làm cho trường tôi bàn tán xôn xao. Bố mẹ tôi được mời lên. Từ sau hôm đó, tôi không lên lớp. Được hai ngày, chiều hôm đó tôi chở đồ từ chợ về cho mẹ thì thấy cô giáo đứng ở cổng. Tôi đang định quay xe, cô giáo gọi: “Hùng quay lại đây với cô. Em hãy đến lớp học đi. Cô xin lỗi. Cô vô tình”.

Tôi chảy nước mắt, lí nhí: "Em đang định đi tìm cô. Em xin lỗi cô".

Không ai tin được, sau chuyện đó, từ một đứa ham chơi, chẳng học hành gì, tôi có động lực mạnh mẽ, học ngày học đêm rồi đi thi học sinh giỏi môn vật lý cấp tỉnh dưới sự chỉ bảo tận tình của cô. Bây giờ tôi đã là sinh viên khoa lý.

Tôi có được ngày hôm nay là nhờ người cô giáo "khó chịu" năm xưa ấy. Giờ sắp ra trường rồi, nghĩ lại hành động bồng bột thuở nào tôi vẫn hối hận vô cùng.

Theo Kiến Thức

 

Theo Kiến Thức

Bạn có thể quan tâm