Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trở thành sinh viên khi đang học cấp 3

Theo đền án đổi mới đang tiến hành tại trường Nguyễn Tất Thành (trực thuộc ĐH Sư phạm Hà Nội), học sinh cấp 3 có thể học song song hai chương phổ thông và đại học.

Ngày 21/8, trường Nguyễn Tất Thành (trực thuộc ĐH Sư phạm Hà Nội) đã tổ chức hội thảo Phát triển chương trình nhà trường - kinh nghiệm thực tiễn, sau khi thực hiện đề án xây dựng trường phổ thông thực hành theo mô hình phát triển năng lực học sinh.

Là một trong 8 ngôi trường được Bộ GD-ĐT lựa chọn để tiến hành thí điểm theo hướng dẫn 791, sau hơn một năm thực hiện, THPT Nguyễn Tất Thành đã đạt được những kết quả khả quan.

Điểm đáng chú ý của đề án này đó là những học sinh bậc THPT có thành tích đặc biệt xuất sắc sẽ được kiểm tra, đánh giá để theo học cùng với sinh viên tại ĐH Sư phạm Hà Nội.

Thành tích này không chỉ dựa trên kết quả học tập mà dựa trên việc đánh giá năng lực toàn diện (bao gồm hoạt động tập thể, ngoại khóa…) của học sinh. Đối tượng chủ yếu đề án này hướng tới là học sinh lớp 12.

Khi tốt nghiệp THPT, nếu tiếp tục chọn ĐH Sư phạm Hà Nội, học sinh này thì sẽ được miễn những tín chỉ đã được học cùng với sinh viên. Đây là cơ hội cho các em rút ngắn thời gian học tập tại đại học.

Một giờ học toán của lớp 10D2, trường Nguyễn Tất Thành (Ảnh: ntthnue.edu.vn)

Ngoài ra, bất cứ học sinh nào nếu có năng lực nổi bật trong một môn học, vượt qua bài kiểm tra đặc biệt, được hội đồng khoa học (có sự góp mặt của chuyên gia ĐH Sư phạm Hà Nội) và Bộ GD-ĐT phê duyệt có thể học vượt lớp.

Nội dung, cách thức kiểm tra thẩm định năng lực đặc biệt của học sinh để xét vượt lớp sẽ được các giảng viên khoa chuyên môn ĐH Sư phạm Hà Nội xây dựng.

Để có thể hiện thực hóa đề án này, trong năm học 2013-2014, trường Nguyễn Tất Thành bắt đầu trien khai đối với 100% học sinh lớp 6 và lớp 10. Năm học này, truong tiếp tục triển khai ở lớp 6-7 và lớp 10-11.

Sau một năm thực hiện, bà Nguyễn Thị Thu Anh (hiệu trưởng nhà trường) cho biết: “Các học sinh đều rất hứng thú khi được học theo chương trình nha truong. Đặc biệt, đề án này đã phát huy được tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình và khả năng sáng tạo của các thầy cô trong việc xây dựng cac chủ đề hoc tao, áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực, đổi mới kiếm tra đánh giá, phát huy năng lực của học sinh”.

Đặc biệt, theo đề án mà trường Nguyễn Tất Thành xây dựng, các chủ đề học tập sẽ không chỉ được xây dựng từng môn mà có sự liên kết kiến thức (liên môn) với nhiều hoạt động thú vị.

Không chỉ đơn thuần là những giờ giảng bó hẹp trong không gian lớp học, các học sinh của trường Nguyễn Tất Thành đã được đến khu du lịch sinh thái Đầm Long để tìm hiểu về sự đa dạng sinh học; về làng Vòng (Hà Nội) để tìm hiểu lịch sử nghề làm cốm, hay đến bảo tàng sinh học (nằm trong ĐH Sư phạm Hà Nội ) khám phá sự đa dạng của môi trường động thực vật.

Như vậy, không gian học tập của các em đã được mở rộng từ bảo tàng, khu dân cư, làng nghề, xưởng sản xuất đến các di tích lịch sử, văn hóa, làng nghề, di tích văn hóa, lịch sử. Điều đó giúp các em được trải nghiệm thực tế, chủ động tiếp thu kiến thức và không ngừng sáng tạo, hình thành năng lực tực học, tự khám phá, khả năng làm việc nhóm.

Học sinh cấp 2 sẽ học 5 năm thay vì 4 năm?

Ngày 20/8, tại phiên họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, nhiều vấn đề liên quan tới đổi mới GD căn bản, toàn diện đã được thảo luận.

An Hoàng

Bạn có thể quan tâm