"Trôn" là cách đọc Việt hóa của “troll”, một từ lóng tiếng Anh, được sử dụng để mô tả hành động chơi khăm người khác nhằm tạo tiếng cười và niềm vui.
Khi du nhập về Việt Nam, "trôn" vẫn mang nguyên lớp nghĩa này, tức "chỉ đùa thôi", "giỡn thôi mà".
Câu nói “trôn trôn Việt Nam" trở nên phổ biến từ đầu tháng 2, sau một clip thịnh hành trên TikTok. Video ngắn này mô phỏng một tình huống giật điện thoại.
Sau khi khiến giật điện thoại, nhân vật đóng vai “kẻ cướp” chỉ tay về phía camera và nói “trôn trôn Việt Nam". Cùng với lối diễn hài hước, video thu hút gần 3 triệu lượt xem, tạo nên trào lưu trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác.
Thực tế, kiểu đùa này được lấy ý tưởng từ Just For Laughs Gags, chương trình truyền hình thực tế quay bằng camera ẩn nổi tiếng của Canada.
Được khởi chiếu từ năm 2000 đến nay, chương trình xoay quanh việc sử dụng những trò đùa ngớ ngẩn, hài hước để chơi khăm những người không ngờ tới và ghi lại phản ứng của họ. Tình huống thường kết thúc bằng việc một hoặc nhiều diễn viên tiết lộ đây là trò đùa, chỉ tay về phía camera giấu kín và nói “troll troll".
Hàng loạt người trẻ cũng hưởng ứng trào lưu "trôn trôn Việt Nam" bằng cách trêu chọc bạn bè và những người xung quanh trong các video ngắn.
Không chỉ phục vụ mục đích sáng tạo nội dung, cụm từ “trôn trôn Việt Nam" cũng được sử dụng để bình luận hoặc chữa cháy về những tình huống oái oăm, ngoài ý muốn… trên mạng xã hội. Đó có thể là tag nhầm tài khoản người yêu cũ trên mạng xã hội, hay vô tình gửi meme cho sếp.
Tuy nhiên, không ít trò đùa, chơi khăm bị đánh giá là vô duyên, ác ý, vượt quá giới hạn của một trào lưu vui vẻ, gây cười khi lợi dụng tình huống phản cảm, khiếm khuyết về ngoại hình...
Để có một cuộc sống chất lượng vượt trội
Trong cuốn sách Đầu tư thông minh của Anthony Robbins, tác giả cho rằng sự giàu có đích thực không chỉ dừng lại ở tiền bạc mà nằm ở cảm xúc, tâm lý và tâm hồn. Nếu bạn không hạnh phúc, bạn không thể có một cuộc sống tuyệt vời, bất kể ví tiền của bạn dày như thế nào.