Theo South China Morning Post, hai nhà nghiên cứu Li Shuxia và Lei Juan đến từ Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Dân số và Gia đình đang đề xuất các chính sách mới nhằm giảm thiểu tác động của việc suy giảm sinh sản. Theo họ, các chính quyền địa phương nên quảng bá hình ảnh các cặp đôi hẹn hò, gia đình hạnh phúc, hay những khoảnh khắc tương tác giữa cha mẹ và con cái tại các khu vực đông dân cư. Đồng thời khen thưởng những ông bà giúp đỡ việc chăm sóc trẻ em.
“Các nội dung khuyến khích không kết hôn và không có con, hoặc làm nổi bật sự đối lập về giới tính và lo lắng về sinh sản cần được cấm nghiêm ngặt”, hai nhà nghiên cứu nhấn mạnh.
Các nhà dân số học tại Trung Quốc đề xuất nên bổ sung chính sách khen thưởng ông bà giúp chăm sóc trẻ em. Ảnh: AP. |
Trước đó, nhiều phương pháp đã được đề xuất nhằm giúp Trung Quốc tăng tỷ lệ sinh, con số đang rơi vào mức nguy hiểm sau khi dân số Trung Quốc giảm lần đầu tiên trong hơn sáu thập kỷ.
Li Shuxia và Lei Juan cũng nói rằng cần có nhiều tác phẩm nghệ thuật nhấn mạnh vào cảm giác mãn nguyện và hạnh phúc khi được làm cha mẹ. "Điều này sẽ giúp người trẻ nhận ra rằng việc có con không chỉ là việc duy trì nòi giống, mà còn là một cách để cuộc sống cá nhân của họ trở nên có giá trị và ý nghĩa hơn", Li và Lei chia sẻ.
Với việc số lượng sinh con giảm đi, vấn đề già hóa dân số gia tăng nhanh, Trung Quốc đã hủy bỏ chính sách một con vào năm 2016 để thay thế bằng chính sách hai con, sau đó nới lỏng hơn các hạn chế về kế hoạch hóa gia đình vào năm 2021, đơn cử như việc cho phép các cặp vợ chồng có thêm con thứ ba.
Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.