Đại học Mở TP.HCM chi một tỷ đồng để hỗ trợ sinh viên. Ảnh: FBNT. |
Ngày 16/9, Đại học Mở TP.HCM cho biết nhà trường đã trao hơn 300 suất học bổng với tổng trị giá một tỷ đồng cho sinh viên các tỉnh bị ảnh hưởng bởi bão số 3 và lũ lụt,
Sinh viên các tỉnh phía bắc thuộc diện xét học bổng bao gồm: Hà Nội, Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên và Sơn La.
GS.TS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Đại học Mở TP.HCM, cho biết nhà trường trao học bổng cho các sinh viên cư trú tại các tỉnh, thành phía bắc nhằm chia sẻ, động viên tinh thần và tiếp thêm động lực để các em vượt qua khó khăn, tiếp tục con đường học tập.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng sẽ tiếp tục theo dõi và có những biện pháp hỗ trợ cần thiết về vật chất và tinh thần nhằm đảm bảo sinh viên không bị gián đoạn trong quá trình học tập do các yếu tố khách quan như thiên tai, bão lũ.
Đại học Mở TP.HCM cho biết thêm việc xét cấp học bổng sẽ dựa trên các tiêu chí đã được quy định rõ ràng, tập trung vào hỗ trợ các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Thời gian xét duyệt diễn ra trong tháng 9 và dự kiến trao cho sinh viên vào tháng 10.
Bên cạnh đó, ban giám hiệu cùng Ban chấp hành Công đoàn trường cũng vận động viên chức - người lao động chung tay ủng hộ tối thiểu một ngày lương để cùng chung tay góp sức, góp của, hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Đại học Công nghiệp TP.HCM ủng hộ hơn 3,6 tỷ đồng cho đồng bào vùng lũ. Ảnh: IUH. |
Thời gian này, nhiều trường đại học cũng kêu gọi vận động, quyên góp để hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả sau bão số 3 và lũ lụt.
Ví dụ, tại Đại học Công nghiệp TP.HCM, nhà trường đã quyên góp hơn 3,6 tỷ đồng. Trong đó, hơn 656 triệu đồng là tổng số quyên góp ủng hộ thông qua tài khoản của Ban chấp hành Đoàn trường, số tiền còn lại là của nhà trường ủng hộ thêm.
Bên cạnh đó, Đại học Công nghiệp TP.HCM quyết định tạm hoãn tổ chức lễ khai giảng (ban đầu dự kiến diễn ra vào ngày 27/9) để chia sẻ, đau thương với mất mát của đồng bào vùng lũ trong giai đoạn này. Trường cũng triển khai nhiều hoạt động khác nhằm chia sẻ khó khăn cùng người học và gia đình tại các địa phương đang bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cũng ủng hộ một tỷ đồng. Vào ngày 13/9, khi Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công khai sao kê số tiền ủng hộ, dân mạng dành lời khen cho học viện vì đã âm thầm quyên góp số tiền lớn cho đồng bào vùng lũ.
Đại học Nguyễn Tất Thành cũng nhận được hơn 691 triệu đồng tiền quyên góp từ cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên trường chỉ sau 2 ngày kêu gọi.
Theo đó, nhà trường sẽ trích 200 triệu đồng chuyển vào tài khoản của Công đoàn Bộ GD&ĐT để thông qua công đoàn ủng hộ ngành giáo dục những nơi bị thiệt hại.
Số tiền còn lại sẽ được nhà trường chuyển đến cơ quan chức năng và trao tận tay cho nhân dân vùng bão lụt miền Bắc để kịp thời chia sẻ và hỗ trợ đồng bào sớm khắc phục các hậu quả do cơn bão số 3 gây ra, ổn định đời sống.
Sau 24 giờ phát động, Đại học Sư phạm TP.HCM nhận được hơn 362 triệu đồng từ từ 246 viên chức, người lao động và 1.118 người học, cựu người học. Song song đó, nhà trường đã trích 200 triệu đồng từ nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp của trường để ủng hộ đồng bào vùng lũ.
Như vậy, tổng số tiền mà Đại học Sư phạm TP.HCM gửi đến đồng bào vùng bão lũ trong đợt một là hơn 562 triệu đồng.
Tại lễ phát động ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3, Đại học Bách khoa Hà Nội đã quyên góp 200 triệu đồng nhằm hỗ trợ các tỉnh phía bắc sớm khắc phục những khó khăn, tổn thất do thiên tai gây ra.
Đại học Đại Nam cũng quyên góp 200 triệu đồng gửi đến Bộ GD&ĐT để hỗ trợ người dân vùng lũ. Số tiền này được nhà trường phát động phong trào, kêu gọi cán bộ, giảng viên, nhân viên trích tối thiểu một ngày lương. Sinh viên trường cũng tham gia quyên góp để mua nhu yếu phẩm cho đồng bào đang gặp khó khăn vì thiên tai.
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.