Câu 1. Vua nào cho xây dựng Quốc Tử Giám?
Văn Miếu được xây dựng năm Thần Vũ thứ 2 (1070) dưới thời vua Lý Thánh Tông (1023-1072). Ông là vị hoàng đế thứ ba của nhà Lý, trị vì từ năm 1054. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu. Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của người Việt, nơi đào tạo, bồi dưỡng nhân tài nước ta thời phong kiến. |
Câu 3. Ai là người đầu tiên được học ở Quốc Tử Giám?
Theo “Việt sử thông giám cương mục”, người đầu tiên được học tập ở Quốc Tử Giám là thái tử Lý Càn Đức, tức vua Lý Nhân Tông sau này. Về sau, trường Quốc Tử Giám là nơi học tập của các hoàng tử, con quý tộc các triều đại phong kiến. |
Câu 4. Hiệu trưởng đầu tiên của trường Quốc Tử Giám?
Theo sách “Những người thầy trong sử Việt”, nhà giáo Chu Văn An thời Trần chính là hiệu trưởng đầu tiên của Quốc Tử Giám. Dưới thời vua Trần Minh Tông, ông được mời ra giữ chức tư nghiệp (hiệu trưởng) của Quốc Tử Giám. |
Câu 5. Bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng từ thời vua nào?
Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, năm 1484, vua Lê Thánh Tông đã cho dựng bia tiến sĩ để ghi danh những người đỗ đại khoa ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. |
Câu 6. Có bao nhiêu bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám?
Hiện nay, tất cả 82 bia tiến sĩ vẫn còn được lưu giữ tại Văn Miếu, được dựng từ năm 1484 đến năm 1780, khắc các bài văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình từ năm 1442 (niên hiệu Đại Bảo thứ 3) đến năm 1779 (niên hiệu Cảnh Hưng thứ 40). |
Câu 7. Vị trạng nguyên nào là người đầu tiên được khắc tên lên bia tiến sĩ?
Theo sách "Những người thầy trong sử Việt", Nguyễn Trực, đỗ trạng nguyên ở khoa thi năm 1442 là vị trạng nguyên đầu tiên vinh dự được khắc tên lên bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Hiện nay, nơi đây đã được đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám. |