Nhiều phụ huynh tại TP.HCM nhận được tin nhắn kèm link nội dung kiểm tra tiếng Anh. Ảnh: iStock. |
Cụ thể, một số phụ huynh trường THCS Lê Quý Đôn (quận 3, TP.HCM) nhận được tin nhắn với nội dung: “Kính gửi phụ huynh thông tin kiểm tra tiếng Anh, giúp định hướng tốt hơn cho sự phát triển các kỹ năng tiếng Anh của con” và đính kèm đường link để học sinh thực hiện.
Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Văn Diệu, Hiệu trưởng trường THCS Lê Quý Đôn, cho biết sau khi nhận được tin nhắn, một số phụ huynh đã báo tới nhà trường. Ngay lập tức, nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm báo phụ huynh để cảnh giác.
Cụ thể, trường THCS Lê Quý Đôn khuyến cáo nhà trường không thông báo kiểm tra tiếng Anh qua tin nhắn. Vì vậy thầy, phụ huynh học sinh cảnh giác, không nhấn vào link yêu cầu của tin nhắn.
"Hiện tại, nhà trường cũng không biết link đó chứa nội dung gì. Do không phải tin nhắn của nhà trường, trường phải đưa ra cảnh báo", ông Diệu nói.
Thời gian gần đây, nhiều địa phương trên cả nước xuất hiện tình trạng lừa đảo nhắm vào phụ huynh và học sinh. Trong đó nổi cộm là thủ đoạn lừa "con đang cấp cứu" khiến nhiều phụ huynh mắc bẫy. Riêng tại TP.HCM, tổng số tiền phụ huynh bị lừa lên đến 825 triệu đồng.
Sau đó không lâu tiếp tục xuất hiện chiêu lừa "ba bị tai nạn", yêu cầu học sinh lên xe để chở đến bệnh viện. Hiện tại, Bộ GD&ĐT đã có văn bản thông báo thủ đoạn lừa đảo phụ huynh học sinh.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các sở GD&ĐT phối hợp với công an các đơn vị, địa phương phổ biến cho phụ huynh và học sinh, sinh viên biết về hình thức lừa đảo nêu trên và các phương thức thủ đoạn lừa đảo khác qua điện thoại, Internet và mạng xã hội. Cụ thể như việc cho vay tiền nhanh qua ứng dụng trên điện thoại di động, sàn giao dịch tiền ảo, bán hàng đa cấp, chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội để lừa đảo…
Các đơn vị, nhà trường cần khẩn trương rà soát công tác bảo mật, cung cấp thông tin của học sinh, sinh viên tại các nhà trường và cơ sở giáo dục; kịp thời khắc phục các lỗ hổng bảo mật (nếu có), không để các đối tượng xấu chiếm đoạt nhằm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh, trật tự.
Đồng thời, các trường cần vận động những phụ huynh, học sinh, sinh viên bị lừa đảo kịp thời cung cấp thông tin cho cơ quan công an để điều tra, xử lý, khắc phục hậu quả.
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.