Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trường học ở nước khác phạt học sinh ngỗ nghịch như thế nào?

Ở nhiều quốc gia, phạt đòn học sinh là điều không được phép. Trong khi đó, nhiều bang ở Mỹ vẫn cho giáo viên đánh đòn học sinh bằng bản gỗ.

phat don hoc sinh anh 1

Tại Singapore, Bộ Giáo dục nước này nêu rằng kỷ luật là quá trình giáo dục nhằm giúp học sinh phát triển khả năng tự quản lý và hình thành nhân cách tốt. Các em cần sự quan tâm, khuyến khích và không gian để học hỏi từ những sai lầm và tiến bộ. Trên trang web chính thức, Bộ Giáo dục Singapore nêu rằng nhà trường có thể áp dụng các hình thức kỷ luật như giam giữ, đình chỉ, cải tạo thông qua hình thức phục vụ cộng đồng, nhưng cần xem xét áp dụng kết hợp hoặc áp dụng riêng, tùy trường hợp cụ thể. Đánh đòn chỉ được áp dụng cho nam sinh và chỉ dùng cho những hành vi vi phạm nghiêm trọng. Nhìn chung, đòn roi là hình thức kỷ luật được áp dụng cuối cùng khi thực sự cần thiết. Ảnh: Jakarta Post.

phat don hoc sinh anh 2

Một số bang ở Mỹ cũng cho phép giáo viên phạt đòn học sinh. Theo Washington Post, hiện 19 bang cho phép nhân viên trường học phạt đòn học sinh từ mẫu giáo đến hết lớp 12. Các bang này bao gồm: Alabama, Arkansas, Arizona, Colorado, Florida, Georgia, Idaho, Indiana, Kansas, Kentucky, Louisiana, Missouri, Mississippi, North Carolina, Oklahoma, South Carolina, Tennessee, Texas và Wyoming. Khi đánh trẻ, giáo viên chỉ được dùng bản gỗ. Một số học khu thậm chí còn quy định về kích cỡ bản gỗ để kỷ luật học sinh. Ảnh: Adobe Stock.

phat don hoc sinh anh 3

Trong khi đó, Trung Quốc lại không cho phạt đòn học sinh. Từ 1/3/2021, nước này ban hành lệnh cấm trừng phạt thân thể và lạm dụng lời nói đối với học sinh các cấp. Giáo viên không được phép thực hiện hình thức kỷ luật gây đau đớn về mặt thể xác cho học sinh, theo Xinhua. Ngoài ra, một số hình thức khác cũng bị cấm như lạm dụng lời nói gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần học sinh, cố ý cách ly học sinh, bắt học sinh đứng yên hoặc làm những tư thế không thoải mái trong thời gian quá dài. Ảnh: Today Online.

phat don hoc sinh anh 4

Anh cũng không cho phép giáo viên phạt đòn học sinh. Các biện pháp kỷ luật mà giáo viên có thể sử dụng nếu học sinh vi phạm là: Cảnh cáo; tước đặc quyền; yêu cầu dọn lớp học; không cho nghỉ giải lao; giam giữ; đình chỉ học hoặc đuổi học vĩnh viễn. Ngoài ra, giáo viên có quyền ra lệnh cấm túc đối với học sinh dưới 18 tuổi. Theo The Child Law Advice, nhà trường không cần sự đồng ý của phụ huynh trước khi ban hành lệnh này. Học sinh có thể bị cấm túc trong giờ học hoặc ngoài giờ học, tùy từng trường hợp. Ảnh: Telegraph.

phat don hoc sinh anh 5

Tương tự, Nhật Bản không cho phép phạt đòn học sinh. Hình phạt thân thể trong trường học đã bị luật pháp nước này nghiêm cấm từ năm 1879. Luật giáo dục trường học hiện hành (sửa đổi lần cuối vào năm 2011) cũng cấm các hình phạt thân thể. Đến tháng 3/2013, Bộ Giáo dục Nhật Bản tiếp tục ban hành thông tư mới về việc cấm trừng phạt thân thể học sinh. Thông tư này được ban hành sau khi một nam sinh trung học tự tử vì phải chịu hình phạt thể xác ở một trường trung học công lập tại Osaka vào năm 2012. Ảnh: CNN.

phat don hoc sinh anh 6

Giáo viên ở New Zealand không được phép phạt học sinh bằng cách hình phạt thể xác như đánh, tát bằng tay hoặc bằng các công cụ như gậy, thước kẻ, bảng gỗ... Thay vào đó, giáo viên có thể kỷ luật học sinh vi phạm bằng cách thu hồi các quyền lợi, giao thêm bài tập về nhà hoặc tạm giữ học sinh trong giờ ăn trưa hoặc sau giờ học. Trước khi phạt học sinh, giáo viên cần được hội đồng trường phê duyệt hình phạt. Nếu cấm túc trẻ sau giờ học, giáo viên cần thông báo trước cho người giám hộ của các em. Ảnh: The Conversation.

phat don hoc sinh anh 7

Kể từ năm 2010, một số địa phương ở Hàn Quốc cũng bắt đầu áp dụng lệnh cấm phạt đòn học sinh. Điển hình là thành phố Seoul và tỉnh Kyunggi. Hai địa phương này cấm trừng phạt thể xác đối với học sinh tiểu học, THCS và THPT. Nhà trường được yêu cầu nghĩ ra cách kỷ luật học sinh tích cực hơn thay vì dùng nhục hình với các em. Ảnh: Korea Herald.

Sách về nghề giáo

Nếu độc giả có hứng thú với nghề giáo - một nghề nghiệp đặc biệt và đang trải qua những biến động lớn, mục Giáo dục giới thiệu một số lựa chọn:

Xin được nói thẳng (GS Hoàng Tụy) và Ước vọng cho học đường (GS Huỳnh Như Phương): Cuốn sách của hai nhà giáo tiên phong tại Việt Nam với nhiều suy nghĩ và những trăn trở của hai ông về tương lai nền giáo dục nước nhà.

Nghề giáo qua các tác phẩm thiếu nhi nổi tiếng: Tình thầy trò trong các tác phẩm văn chương nổi tiếng khiến độc giả cảm động bởi các nhân vật đã làm được những việc lớn lao, vượt xa chức trách của một giáo viên.

Tạm đình chỉ hiệu trưởng trong vụ học sinh vây chửi giáo viên

Việc tạm đình chỉ này nhằm phục vụ cho công tác xác minh, làm rõ sự việc liên quan đến công tác quản lý giáo viên, học sinh của nhà trường.

Thái An

Bạn có thể quan tâm