Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trường ở Trung Quốc gây tranh cãi vì ưu tiên tuyển tiến sĩ

Trường trung học tại Trung Quốc gây tranh cãi sau khi tiết lộ hầu hết giáo viên mới được tuyển dụng đều tốt nghiệp từ hai trường đại học danh tiếng nhất, có bằng tiến sĩ.

Trườn trung học cho biết 8/13 giáo viên được tuyển có bằng tiến sĩ. Ảnh: SCMP.

Theo SCMP, mới đây, trường Trung học Tô Châu (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) đã thông báo kết quả tuyển dụng 13 giáo viên, trong đó có 10 người tốt nghiệp từ hai trường đại học danh tiếng nhất Trung Quốc là Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh.

Theo thông báo, tất cả ứng viên đều đã hoàn thành bằng cấp sau đại học và 8 người trong số họ đã có bằng tiến sĩ.

Tuy nhiên, quyết định tuyển dụng này đã gây tranh cãi vì nhiều người cho rằng nó phản ánh một xu hướng đáng lo ngại trong xã hội Trung Quốc là tập trung quá nhiều vào "tấm bằng" hơn là năng lực thực tế.

Theo đó, các nhà tuyển dụng có xu hướng ưu tiên những ứng viên tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng, bất kể kỹ năng và kinh nghiệm thực tế của họ như thế nào.

"Toàn xã hội hiện nay đang sùng bái Đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh. Các trường học cố gắng thu hút giáo viên có bằng cấp từ những trường này để nâng cao thương hiệu và uy tín của trường", ông Xiong Bingqi, Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ 21 có trụ sở tại Bắc Kinh, nhận định.

Ông Xiong cho rằng trên thực tế, trình độ học vấn và khả năng giảng dạy là hai thứ khác nhau. Sinh viên tốt nghiệp từ Bắc Kinh hoặc Thanh Hoa không nhất thiết sẽ trở thành những giáo viên xuất sắc.

Ông cũng cho rằng các trường học cũng nên xem xét kinh nghiệm giảng dạy và kỹ năng của ứng viên khi tuyển dụng. Những trường học không làm được điều này "chắc chắn sẽ gặp vấn đề về lâu dài".

Bên cạnh đó, chính sách tuyển dụng của trường Trung học Tô Châu cũng phản ánh sự thay đổi trong quan niệm và lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên ưu tú. Trước đây, họ có thể ưu tiên lựa chọn các công việc trong lĩnh vực kinh doanh, công nghệ thông tin, tài chính... nhưng hiện nay, ngành giáo dục đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn.

Xu hướng này đã tồn tại từ một thời gian. Năm 2021, hãng thông tấn Tân Hoa Xã thông tin ngày càng nhiều người có bằng tiến sĩ đang nhận việc tại các trường tiểu học và trung học.

Theo ông Xiong, hiện tượng này phổ biến nhất ở các khu vực phát triển của Trung Quốc, vì các trường học có thể trả lương cao hơn.

Nhưng trường Trung học Tô Châu đã "vượt quá giới hạn" bằng cách tuyên bố rõ ràng rằng trong hầu hết trường hợp, họ ưu tiên những ứng viên có bằng tiến sĩ.

Thậm chí, trong thông báo tuyển dụng, trường tuyên bố chỉ xem xét ứng viên có bằng thạc sĩ nếu họ đáp ứng các tiêu chí đặc biệt, chẳng hạn như đã nhận được học bổng cấp quốc gia hoặc giải thưởng giảng dạy. Điều này cho thấy ngay cả ứng viên chỉ có bằng thạc sĩ cũng ít cơ hội.

Sách về nghề giáo

Nếu độc giả có hứng thú với nghề giáo - một nghề nghiệp đặc biệt và đang trải qua những biến động lớn, mục Giáo dục giới thiệu một số lựa chọn:

Xin được nói thẳng (GS Hoàng Tụy) và Ước vọng cho học đường (GS Huỳnh Như Phương): Cuốn sách của hai nhà giáo tiên phong tại Việt Nam với nhiều suy nghĩ và những trăn trở của hai ông về tương lai nền giáo dục nước nhà.

Nghề giáo qua các tác phẩm thiếu nhi nổi tiếng: Tình thầy trò trong các tác phẩm văn chương nổi tiếng khiến độc giả cảm động bởi các nhân vật đã làm được những việc lớn lao, vượt xa chức trách của một giáo viên.

Học sinh Trung Quốc đến trường bằng cáp treo, thang máy

Sau nhiều thập kỷ phải mất 3 giờ để tới trường, giờ đây, các em học sinh của trường Tiểu học Guanzhai (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) chỉ cần di chuyển 30 phút để tới lớp.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm