Theo số liệu Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ Giáo dục và Đào tạo), hiện có khoảng 190.000 du học sinh Việt trên thế giới. Vài năm trở lại đây, những lý do như rào cản tài chính, thủ tục, đại dịch Covid-19… đã khiến quá trình du học của người Việt gặp khó khăn. Dù vậy, nhiều gia đình thu nhập trung bình vẫn có mong muốn đưa con em đi du học thành công.
Không chỉ gặp rào cản từ ngoại cảnh, du học sinh còn đối mặt nhiều thử thách khi học tập ở nước ngoài. Sự khác biệt về môi trường sống và văn hóa, kỹ năng xã hội hạn chế khiến nhiều du học sinh không thể hoàn thành việc học như mong muốn.
Lên kế hoạch học tập, sinh sống là điều quan trọng đối với du học sinh. |
Ngoài ra, du học sinh nhận được tấm bằng quốc tế chưa hẳn đã thành công. Nhiều du học sinh sau khi về nước chỉ nhận được công việc ở những doanh nghiệp bình thường, với vị trí và mức lương trung bình.
“Về cơ bản, du học là một cơ hội nhưng cách sinh viên nắm lấy và tận dụng mới là yếu tố quan trọng. Sự thành công của quá trình du học phải là khi người học đã được tiếp thu và đào tạo trong môi trường quốc tế, có đầy đủ kỹ năng xã hội… Tất cả điều này tạo nên sự khác biệt, phục vụ sự nghiệp tương lai của họ”, PGS.TS Trần Hà Minh Quân - Viện trưởng Viện ISB cho biết.
TS. Lý Quí Trung - đồng sáng lập Phở 24, cố vấn cấp cao của Đại học Western Sydney, Australia. |
TS Lý Quí Trung, một trong những sinh viên “Tây học” từ thập niên 90 là người truyền cảm hứng về thành công thông qua con đường học thuật. Ông là nhà sáng lập chuỗi cửa hàng Phở 24, từng giữ những vị trí lãnh đạo doanh nghiệp lớn. Ông còn là tác giả của nhiều đầu sách, diễn giả của các chuyên đề bổ ích với người trẻ.
Dù đang định cư tại Australia, ông Trung luôn hướng về quê hương với mong muốn đưa người trẻ Việt đến gần với nền giáo dục quốc tế. Vào thời điểm 7/2020, khi được Đại học Western Sydney (Australia) bổ nhiệm làm Cố vấn Danh dự Cấp cao cho Chủ tịch trường, TS Lý Quí Trung đã nhấn mạnh: “Tôi biết những điểm mạnh trong nền giáo dục của Australia và tôi muốn các bạn trẻ Việt Nam cũng có thể tiếp cận nó”.
Để thực hiện điều này, ông Trung đưa những giáo sư đầu ngành về nhiều lĩnh vực ở Australia đến Việt Nam. Sau đó, ông thành lập Trung tâm Giáo dục của Western Sydney tại Đông Nam Á (Western Sydney ASEAN Hub) nhằm hỗ trợ nhiều bạn trẻ châu Á đến với giáo dục hiện đại của Australia, thông qua Viện ISB.
“Tôi còn muốn mở một trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiện đại. Mô hình này được triển khai ở Việt Nam sẽ góp phần kích thích sự sáng tạo của nhiều sinh viên nước ta vì các bạn rất tài năng”, ông nói thêm.
Sắp tới, TS Lý Quí Trung kết hợp với Viện ISB tổ chức diễn đàn “Chìa khóa du học - dấu ấn đàn chim Việt”. Chuỗi hội thảo trực tuyến (webinar) là một trong những đầu việc mà vị tiến sĩ thực hiện với mong muốn định nghĩa rõ hơn sự thành công trong du học. Bên cạnh đó, ông muốn truyền cảm hứng để người trẻ có thể tự tin lập thân lập nghiệp thông qua con đường học tập. Các khách mời của chuỗi hội thảo là những cựu du học sinh đã thành công trong sự nghiệp, để lại nhiều dấu ấn và giá trị cho cộng đồng.
“Chìa khóa du học - dấu ấn đàn chim Việt” số đầu tiên có tên Niềm đam mê xuyên biên giới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏeđược tổ chức lúc 10h ngày 21/3. Ngoài TS Lý Quí Trung, khách mời sự kiện là ông Dimitry Trần - cựu du học sinh Mỹ và Australia, Chủ tịch Công ty Harrison.AI, Giám đốc Sáng tạo và Tư vấn chiến lược Tập đoàn Y tế Ramsay Healthcare. Độc giả đăng ký tham gia tại đây.
Bình luận