Y học tái tạo là một ngành còn non trẻ nhưng đầy triển vọng. Hiện, nữ tiến sĩ đang công tác tại Ngân hàng mô - tế bào gốc Vicells thuộc Bệnh viện Thẩm mỹ Siam Thailand - đơn vị vừa được Bộ Y tế cấp phép hoạt động chính thức.
- Sau nhiều năm học tập và làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ, điều gì khiến chị quyết định trở về Việt Nam và chọn Vicells?
-Thật lòng mà nói, ban đầu tôi chỉ dự định trở về nghỉ ngơi sau một hành trình học tập và làm việc, nghiên cứu liên tục - từ Đại học Tokushima (Nhật Bản), UCLA (Mỹ) đến Đại học Ulsan (Hàn Quốc), nơi tôi hoàn tất chương trình Tiến sĩ ngành Khoa học Y sinh theo diện học bổng toàn phần 100%.
![]() |
TS Nguyễn Thị Kiều Oanh là chuyên gia sinh học tế bào, tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học Y sinh tại Đại học Ulsan (Hàn Quốc). |
Lúc đó, tôi đã nhận lời làm việc cho một công ty công nghệ sinh học tại Hàn Quốc, chuyên về phát triển dược mỹ phẩm. Nhưng càng đi xa, tôi lại càng mong muốn được làm điều gì đó tại chính quê hương mình. Dù đã công bố hàng chục công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế uy tín và là tác giả của nhiều sáng chế, nhưng tôi cảm thấy mình cần quay về để áp dụng những gì đã học vào môi trường trong nước - nơi có nhiều tiềm năng cũng như khoảng trống cần được lấp đầy, đặc biệt là trong lĩnh vực y học tái tạo và công nghệ sinh học ứng dụng.
Lần đầu biết đến Vicells, tôi thực sự ấn tượng bởi cái tên này. Vicells - viết tắt của Vietnamese Cells đã khơi dậy trong tôi niềm tự hào dân tộc một cách rõ rệt. Tôi cũng được truyền cảm hứng từ anh Thái Hoàng Sơn - CEO của Bệnh viện Thẩm mỹ Siam Thailand - người luôn ấp ủ khát vọng xây dựng một thương hiệu Việt mang tầm quốc tế, kết hợp tinh hoa công nghệ thế giới với trí tuệ Việt.
Từ anh, tôi cảm nhận được hoài bão về một nền y học tái tạo hiện đại, được phát triển ngay trên đất Việt, do chính người Việt làm chủ. Vicells không chỉ được đầu tư bài bản về cơ sở hạ tầng, hệ thống phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế, mà còn ứng dụng công nghệ tiên tiến chuẩn Nhật Bản - tất cả cho thấy định hướng nghiêm túc và dài hạn trong lĩnh vực công nghệ sinh học tại Việt Nam.
![]() |
TS Nguyễn Thị Kiều Oanh. |
- Là người từng nghiên cứu và làm việc trong môi trường quốc tế, chị nhìn nhận tiềm năng phát triển y học tái tạo tại Việt Nam như thế nào?
- Tôi thấy chúng ta có nhiều lợi thế. Trước khi đi du học, tôi từng làm việc tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc - tiền thân của Viện Tế bào gốc hiện nay. Việt Nam có đội ngũ khoa học trẻ tài năng, đam mê và rất cầu thị.
Dù đi sau so với Nhật Bản, Hàn Quốc hay Mỹ - nơi tế bào gốc đã ứng dụng vào lâm sàng nhiều năm - nhưng điều đó cũng mang lại lợi thế khi chúng ta có thể tiếp cận trực tiếp các công nghệ tiên tiến, tránh lặp lại sai lầm mà thế giới đã từng gặp.
Quan trọng nhất là hành lang pháp lý rõ ràng, đầu tư đúng trọng tâm và sự hợp tác quốc tế thực chất. Nếu có những điều đó, tôi tin Việt Nam hoàn toàn có thể vươn lên trở thành điểm sáng trong lĩnh vực này tại khu vực.
-Vậy mục tiêu cá nhân sắp tới của chị tại Vicells là gì?
- Những năm làm việc tại nước ngoài giúp tôi học được tư duy khoa học hiện đại - tính chính xác, kỷ luật, và khả năng kết nối giữa nghiên cứu và thực tiễn. Tôi mong muốn mang tinh thần ấy về đây.
Tại Vicells, tôi không chỉ kỳ vọng tham gia vào các dự án nghiên cứu, mà muốn trực tiếp xây dựng quy trình từ phòng thí nghiệm đến ứng dụng lâm sàng. Tôi tin rằng giá trị thực sự của công nghệ không nằm ở phòng llab, mà nằm ở việc giúp người bệnh tiếp cận điều trị tiên tiến ngay trên chính quê hương họ.
![]() |
Vicells là viết tắt cho “Vietnamese Cells”. |
- Gần đây, nhiều nơi quảng bá tế bào gốc như một “thần dược” trong điều trị và làm đẹp. Chị nghĩ sao về vấn đề này?
- Tôi rất lo ngại. Có những sản phẩm trên thị trường được gắn mác “tế bào gốc” nhưng thực chất chỉ là dịch chiết từ môi trường nuôi cấy, không chứa tế bào sống, không có khả năng biệt hóa hay tái tạo mô.
Tôi xin nhấn mạnh, tế bào gốc không phải thần dược. Đó là một giải pháp y học đòi hỏi quy trình nghiêm ngặt, kiểm định chặt chẽ và đội ngũ chuyên môn cao. Bất kỳ tuyên bố nào về hiệu quả tức thì đều là phản khoa học. Tuy nhiên, dù không là thần dược hay chữa được mọi bệnh, nhưng tế bào gốc là liệu pháp có tiềm năng lớn trong chăm sóc sức khoẻ chủ động trong các lĩnh vực điều trị lão hoá, trị liệu nhiều vấn đề về da, phòng ngừa một số bệnh lý mạn tính, tái tạo mô phục hồi chức năng.
Người dùng cần tỉnh táo trong các liệu pháp chăm sóc sức khoẻ. Hãy chọn cơ sở được Bộ Y tế cấp phép, có phòng lab đạt chuẩn và quy trình kiểm soát chất lượng rõ ràng. Vicells hiện là một trong số ít đơn vị tại Việt Nam đáp ứng được những tiêu chí đó.
TS Nguyễn Thị Kiều Oanh (sinh năm 1989) là chuyên gia sinh học tế bào, tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học Y sinh tại Đại học Ulsan (Hàn Quốc). Chị từng tham gia nhiều đề tài quốc tế về biệt hóa tế bào gốc phôi và trưởng thành, tạo protein tái tổ hợp và ứng dụng trị liệu trên mô hình chuột thiếu máu tim cục bộ. Công trình nổi bật nhất là nghiên cứu tạo protein tái tổ hợp GM-CSF dùng trong tăng trưởng biệt hóa tế bào gốc tạo máu, giúp chị giành Giải thưởng Xuất sắc trong nghiên cứu y sinh do Viện Công nghệ Y sinh - Đại học Ulsan trao tặng. Tiến sĩ có nhiều báo cáo khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế như Biomedical Research and Therapy, Progress in Stem Cell, Cytotechnology...