Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Từ 'mẹ' trong tiếng Việt bắt nguồn từ đâu?

“Bọ”, “tía”, "u", "bầm"... là cách xưng hô giữa con cái với bố mẹ tại một số địa phương ở Việt Nam.

Tia,  Bo,  U,  Bam,  cha,  me anh 1

Câu 1: Người tỉnh nào gọi bố là “bọ”?

  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Trị

Theo “Từ điển tiếng Việt”, “bọ” là cách gọi bố của người Quảng Bình. Từ “bọ” trong cách gọi bố của người Quảng Bình bắt nguồn từ âm “bố” trong tiến Hán Việt, đọc lệch theo tiếng địa phương thành “bọ”.

Tia,  Bo,  U,  Bam,  cha,  me anh 2

Câu 2: Người vùng nào gọi bố là “tía”?

  • Tây Nguyên
  • Tây Nam Bộ
  • Đông Nam Bộ
  • Nam Trung Bộ

Theo sách “Đất lề quê thói”, “tía” là cách những người con của một số vùng ở Tây Nam Bộ gọi bố mình. Ngoài từ “tía”, họ còn dùng từ “cha”. Đây là hai từ biến âm từ tiếng Hán, được dùng quen thuộc trong cách xưng hô của con cái như là “cha mẹ”, “tía má”.

Tia,  Bo,  U,  Bam,  cha,  me anh 3

Câu 3: “Thầy” là cách bố của người vùng nào?

  • Bắc Bộ
  • Tây Nam Bộ
  • Nam Trung Bộ
  • Bình Trị Thiên

“Thầy u” hay “cậu mợ” là những cách xưng hô giữa con cái với bố mẹ của người Bắc Bộ và một số vùng ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Theo sách “Đất lề quê thói”, khi xưa, con nhà có học, thi đỗ, làm quan đều gọi cha bằng “thầy” nhằm nhấn mạnh không chỉ có công sinh thành mà người đàn ông ấy còn có công dạy dỗ.

Tia,  Bo,  U,  Bam,  cha,  me anh 4

Câu 4: Người tỉnh nào gọi bà là “mệ”?

  • Quảng Bình
  • Quảng Trị
  • Thừa Thiên Huế
  • Cả 3 tỉnh trên

Người dân các tỉnh Bình Trị Thiên (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) gọi mẹ đẻ là “mạ” còn bà là “mệ”. Ngoài ra, từ “mệ” cũng được người dân vùng này dùng để gọi cho những người phụ nữ cao niên khác.

Tia,  Bo,  U,  Bam,  cha,  me anh 5

Câu 5: Cư dân vùng Đồng bằng sông Hồng gọi mẹ đẻ bằng danh từ nào sau đây?

  • Bu
  • U
  • Bầm
  • Cả 3 đáp án trên

Thời phong kiến, các gia đình quý tộc thường dùng từ “mẫu thân” để chỉ người mẹ đẻ, gia đình thường dân lại dùng từ “bu”. Đến tận bây giờ, từ bu vẫn được dùng ở một số địa phương ở Đồng bằng sông Hồng (Thái Bình), hoặc chuyển sang từ có âm tương tự như “bầm” (ở Bắc Ninh), “u” (ở Hà Nam).

Tia,  Bo,  U,  Bam,  cha,  me anh 6

Câu 6. Từ “mẹ” trong tiếng Việt bắt nguồn từ...?

  • Tiếng Latinh
  • Tiếng Hán
  • Tiếng Việt cổ
  • Tiếng Pháp

Theo “Từ điển Tiếng Việt”, từ mẹ có nguồn gốc từ âm “mère” trong tiếng Pháp, dùng để chỉ người phụ nữ có công sinh thành và nuôi nấng chúng ta. Tại nhiều ngôn ngữ trên thế giới, từ để gọi mẹ đều bắt đầu bằng âm m như mère, maman (tiếng Pháp), mother, mom (tiếng Anh)… Theo các nhà ngôn ngữ học, âm “m”, “b” là âm môi, dễ đọc, dễ nhớ, chỉ cần mở môi là phát âm được. Đối với trẻ em, âm “m” rất dễ khi mới tập nói. Do đó, các từ để gọi những người thân, gần gũi với mỗi người như “bà”, “bố”, và “mẹ” đều bắt đầu bằng hai âm này.

Tại sao Hà Nội từng được gọi là Rốn Rồng?

Thành phố Hà Nội từng trải qua 9 tên gọi khác nhau trong lịch sử, trong đó có một tên gọi mang ý nghĩa Rốn Rồng.

Nguyễn Thanh Điệp

Bạn có thể quan tâm