Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tự mua thuốc uống, nam thanh niên bị dị ứng nhiễm độc nặng

Sau 2 ngày tự mua thuốc trị viêm họng và đau mắt, nam thanh niên 18 tuổi nổi nhiều bọng nước, rát đỏ, loét miệng nặng.

Sau 5 ngày điều trị, các mụn nước trên người bệnh nhân đã xẹp và đang trong giai đoạn hồi phục. Ảnh: BVCC.

Ngày 3/3, theo Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, khoa Da liễu của đơn vị vừa điều trị thành công cho bệnh nhân bị hoại tử thượng bì do nhiễm độc (hay còn gọi là hội chứng Lyell).

Trước khi nhập viện, bệnh nhân L.A.V. (18 tuổi) bị viêm họng, đau mắt và tự mua thuốc để điều trị tại nhà. Hai ngày sau, mặt cũng như cơ thể bệnh nhân nổi nhiều bọng nước, rát đỏ, miệng bị loét rộng, không nói được, đồng thời mắt chứa nhiều rỉ và dịch.

Sau khi nhập viện, bệnh nhân liên tục sốt cao kéo dài. Qua kết quả thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán V. bị hội chứng Lyell, thể nặng nhất của dị ứng.

Bác sĩ chuyên khoa I Hà Thị Thanh Nga, Phó trưởng khoa Da liễu, chia sẻ hoại tử thượng bì do nhiễm độc là hội chứng gồm nhiều triệu chứng da, niêm mạc và nội tạng.

Lúc khởi phát, bệnh gây ra các mảng ban đỏ toàn thân và tiến triển nặng dần nếu không được xử trí, điều trị kịp thời. Nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng Lyell là dị ứng thuốc, có thể do thuốc nam, thuốc tây hoặc các hóa chất như cồn.

Sau khi dùng corticoid liều cao, bệnh nhân hạ sốt nhưng lúc này, mụn nước lan rộng hơn, miệng loét nhiều, kết mạc mắt không mở được. Trải qua 5 ngày điều trị tích cực, mụn nước xẹp, các chỉ số từ xét nghiệm máu dần ổn định và bề mặt da không xuất hiện tổn thương mới.

Theo​ ghi nhận từ đầu năm đến nay, khoa Da liễu của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã tiếp nhận điều trị 2 trường hợp dị ứng thể Lyell và một trường hợp thể Steven Johnson. Sau khoảng 20 ngày điều trị tích cực, các bệnh nhân đều khỏe mạnh và xuất viện.

Trước thực trạng này, các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên tự ý mua thuốc uống và điều trị bệnh tại nhà. Khi có triệu chứng bệnh lý, người dân phải đi khám bác sĩ và dùng thuốc theo chỉ định để hạn chế trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

Khi nào bạn không nên tiêm vaccine sởi?

Tôi được biết tiêm vaccine MMR có thể phòng bệnh sởi. Vậy tôi cần tiêm mấy liều? Trường hợp nào không được tiêm loại vaccine này?

Nam Giao

Bạn có thể quan tâm