Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Khi nào bạn không nên tiêm vaccine sởi?

Tôi được biết tiêm vaccine MMR có thể phòng bệnh sởi. Vậy tôi cần tiêm mấy liều? Trường hợp nào không được tiêm loại vaccine này?

Tôi được biết tiêm vaccine MMR có thể phòng bệnh sởi. Vậy tôi cần tiêm mấy liều? Và trường hợp nào không được tiêm loại vaccine này?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)

Mọi người nên tiêm vaccine phòng bệnh sởi, cụ thể là MMR (phòng bệnh sởi, quai bị và rubella). Trẻ em nên tiêm 2 liều vaccine MMR, bắt đầu với liều đầu tiên khi trẻ 12-15 tháng tuổi và liều thứ hai khi trẻ 4-6 tuổi. Trẻ có thể tiêm liều thứ hai sớm hơn miễn là ít nhất 28 ngày sau liều đầu tiên.

Học sinh tại các cơ sở giáo dục sau trung học được cho là chưa miễn dịch cần tiêm 2 liều MMR, cách nhau ít nhất 28 ngày. Những người trưởng thành không có bằng chứng miễn dịch nên tiêm ít nhất một liều vaccine MMR.

Một số người lớn có thể cần 2 liều. Người lớn sắp tới môi trường có nguy cơ lây truyền bệnh sởi hoặc quai bị cao nên đảm bảo họ đã tiêm hai liều cách nhau ít nhất 28 ngày, bao gồm:

- Nhân viên y tế.

- Du khách quốc tế.

Trước bất kỳ chuyến du lịch quốc tế nào, trẻ sơ sinh từ 6 đến 11 tháng tuổi nên được tiêm một liều vaccine MMR.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không mang thai và không có bằng chứng chắc chắn về khả năng miễn dịch nên tiêm ít nhất một liều. Vaccine này an toàn với phụ nữ đang cho con bú. Việc cho con bú sữa mẹ không ảnh hưởng đến đáp ứng với vaccine MMR và em bé sẽ không bị tác động qua sữa mẹ.

Một số người không nên tiêm vaccine MMR, cần tạm hoãn và chờ sau một thời gian, bao gồm:

  • Đang mang thai hoặc nghĩ rằng mình có thể đang mang thai: Phụ nữ mang thai nên đợi cho đến khi sinh con mới được tiêm vaccine MMR. Phụ nữ nên tránh mang thai ít nhất một tháng sau khi chủng ngừa MMR.
  • Bị suy giảm hệ thống miễn dịch do bệnh tật (ung thư hoặc HIV/AIDS) hoặc do các phương pháp điều trị y tế (xạ trị, liệu pháp miễn dịch, steroid hoặc hóa trị liệu).
  • Có cha mẹ, anh chị em có tiền sử mắc các vấn đề về hệ thống miễn dịch.
  • Đã từng mắc bệnh khiến họ dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.
  • Gần đây đã được truyền máu hoặc nhận các sản phẩm máu khác. Bạn có thể được khuyên hoãn tiêm vaccine MMR từ 3 tháng trở lên.
  • Bị lao phổi.
  • Đã tiêm bất kỳ loại vaccine nào khác trong 4 tuần qua. Tiêm nhiều loại cùng nhau hoặc gần thời gian có thể không hoạt động tốt.
  • Cảm thấy không khỏe. Bệnh nhẹ như cảm lạnh thường không phải là lý do để hoãn tiêm chủng. Một người bị bệnh vừa hoặc nặng có lẽ cần đợi khỏi bệnh.

Chữa lành bằng sách

Mục Sức khỏe giới thiệu một số cuốn sách về chủ đề sức khỏe tâm thần dành cho bạn đọc có quan tâm:

Chữa lành sau sang chấn: "Chữa lành sau sang chấn" là một cách tiếp cận sức khỏe tinh thần, thể chất và tâm linh gọi là tâm lý học toàn diện, nơi người tham gia cam kết thực hành mỗi ngày để tự giúp mình khỏe mạnh bằng cách phá vỡ các khuôn mẫu tiêu cực, chữa lành quá khứ.

Đại dương đen là tiếng nói sẻ chia với thế giới của người trầm cảm, đồng thời là lời kêu gọi xóa bỏ định kiến xã hội, để những con người ấy có cơ hội được sống hạnh phúc.

Tiêm vaccine là cách tốt nhất để phòng bệnh sởi

Theo trang Healthwise, để ngăn ngừa mắc bệnh sởi, các chuyên gia y tế khuyên mọi người phải tuân thủ những biện pháp vệ sinh và tiêm vaccine đầy đủ.

Độc giả Ánh Dương

Bạn có thể quan tâm