Đời sống
Cộng đồng mạng
Tuổi trẻ của 'ông tổ' gà rán KFC: Mất con trai, vợ bỏ, bị phá sản
- Thứ bảy, 19/10/2019 13:00 (GMT+7)
- 13:00 19/10/2019
Bố và con trai qua đời sớm, vợ bỏ, bị phá sản… nhưng nhờ nghị lực phi thường, Harland Sanders thành công với thương hiệu đồ ăn nhanh KFC nổi tiếng toàn thế giới.
|
Harland Sanders sinh năm 1890 trong một gia đình nghèo tại bang Indiana (Mỹ). Bố ông mất khi Sanders mới 6 tuổi. Từ đó, mẹ Sanders phải làm việc để nuôi sống cả gia đình. Là anh trai cả, ông phải thay mẹ chăm sóc 2 người em nhỏ và lo việc nấu nướng ở nhà. Ảnh: Getty Images. |
|
Một năm sau, dù đang trong tuổi ăn tuổi ngủ, Sanders thành thạo việc bếp núc, đặc biệt ông có thể nấu được nhiều món đặc sản của vùng. Năm 10 tuổi, ông bắt đầu công việc đầu tiên tại một nông trại gần nhà với số tiền là 2 USD/tháng. Ảnh: Getty Images. |
|
Khi ông 12 tuổi thì mẹ tái giá. Vì bố dượng không thích con trai, em trai Sanders bị gửi đến sống với dì còn ông phải đến làm ở một trang trại cách nhà 80 dặm. Nhanh chóng nhận ra mình thích đi làm hơn đi học, Sanders bỏ học vào năm lớp 7. Năm 1906, khi tròn 16 tuổi, Harlands Sanders khai gian tuổi để nhập ngũ và được cử đến Cuba. Công việc của ông là dọn phân la và sau 4 tháng ông được xuất ngũ. Ảnh: The Driver. |
|
Quãng đời tuổi trẻ của ông khá lận đận, chuyển chỗ ở thường xuyên và cũng vì thế mà đổi nghề liên tục. Trong hơn 20 năm, ông làm đủ thứ việc, từ dọn vệ sinh, công nhân đường tàu, lính cứu hỏa, cho đến bán bảo hiểm nhưng không việc gì trụ được lâu vì khi thì cãi nhau với đồng nghiệp, khi lại xích mích với chủ. Có giai đoạn ông học thêm môn luật vào buổi tối và hành nghề luật sư được 3 năm, nhưng rồi sự nghiệp kết thúc khi ông cãi nhau với chính khách hàng của mình. Ảnh: Eater. |
|
Cuộc sống gia đình của Harland Sanders cũng đầy bi kịch. Năm 1908, ông kết hôn với Josephine King và có 3 con: Margaret, Harland Junior, và Mildred. Tuy nhiên, do Sanders thay đổi công việc liên tục và không ổn định tài chính, Josephine đã đệ đơn ly dị vào năm 1947 và giành quyền nuôi con. Ảnh: Benito Cereno. |
|
Tai họa một lần nữa ập đến Sanders khi con trai ông - Harland Junior - qua đời ở tuổi 20 do biến chứng sau phẫu thuật cắt amidan. Điều này đã khiến ông rơi vào tình trạng trầm cảm trong một khoảng thời gian dài. Ảnh: AP. |
|
Vào năm 40 tuổi, Harland Sanders bắt đầu gắn bó với công việc nấu nướng tại một quầy thức ăn đặt ở trạm xăng. Sau một khoảng thời gian làm việc, ông nảy ra ý tưởng chế biến đồ ăn tiện lợi để thay thế cho bữa ăn ở nhà. Từ đó, món gà rán với hương vị đặc biệt chưa từng có trước đây ra đời. Ảnh: Getty Images. |
|
Khi lượng khách ngày càng đông, ông mở một quán ăn bên đường, sau đó phát triển thành nhà hàng với 142 ghế ngồi. Món ăn của ông dần trở thành đặc sản của bang Kentucky. Năm 1935, để ghi nhận những đóng góp của ông cho nghệ thuật ẩm thực, Thống đốc bang đã phong tặng ông tước hiệu "Kentucky Colonel” (Đại tá Kentucky). Ảnh: KFC.
|
|
Năm 1948, ông cưới bà Claudia Ledington-Price - người vợ gắn bó và ủng hộ ông cho đến cuối đời. Năm 1950, một dự án đường cao tốc liên bang cộng với sự xuống dốc của nền kinh tế đã đưa Sanders vào con đường phá sản. Ông phải bán lại cơ nghiệp với số tiền chỉ vừa đủ để đóng thuế. Gia tài duy nhất còn lại chỉ là tờ séc 105 USD tiền trợ cấp xã hội. Ảnh: Daily Mail UK. |
|
Niềm đam mê và niềm tin vào chất lượng của món ăn đã cho ông nghị lực. Ông dùng toàn bộ số tiền còn lại đầu tư cuộc hành trình dọc dài đất nước, bán những gói gia vị và cách chế biến gà rán đồng nhất cho những chủ nhà hàng độc lập trên toàn nước Mỹ. Nơi nào ưng ý, ông bắt tay ký ngay hợp đồng với thỏa thuận ăn chia 5 xu trên mỗi con gà mà quán bán được. Ảnh: The Salvation Army. |
|
Sau 10 năm rong ruổi và 1.009 lần bị từ chối, Harland Sanders đã có hơn 600 nhà hàng nhượng quyền ở khắp nước Mỹ và Canada. Khi việc kinh doanh đã phát triển, vượt quá tầm kiểm soát ở tuổi 75, ông đã bán thương hiệu lại cho một nhóm người. Họ lập nên Kentucky Fried Chicken Corporation (KFC Corp) và mời Sanders làm đại sứ thương hiệu. Ảnh: Reddit. |
|
Ngày nay, KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất với với tổng cộng gần 20.000 nhà hàng tại 123 quốc gia và vùng lãnh thổ. Triết lý của Harland Sanders về việc chăm chỉ và sự hoàn hảo trong phục vụ khách hàng luôn là một phần quan trọng trong truyền thống của KFC. Ảnh: Getty Images. |
tuổi trẻ của harland sanders
tuổi trẻ của kfc
thời trẻ của harland sanders
khó khăn của harland sanders