Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tuổi 'về vườn' của các bộ phận cơ thể

Nếu biết được các bộ phận trọng yếu trong cơ thể chúng ta “về vườn” từ bao giờ và như thế nào thì việc kéo dài tuổi thọ là điều có thể.

Não: Từ năm 20 tuổi

Khởi đầu con người có 100 tỉ tế bào não, nhưng đến tuổi 20 con số này cứ sụt giảm dần. Đến năm 40 tuổi, con người mất mỗi ngày 10.000 tế bào. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến trí nhớ và có tác dụng rất lớn đến tâm sinh lý người già.

Ruột: Từ năm 55 tuổi

Đường ruột tốt luôn có sự cân bằng giữa vi khuẩn có ích và có hại. Nhưng từ tuổi 55, vi khuẩn có ích sẽ giảm đi đáng kể, nhất là ở phần ruột già. Và từ đó, bộ tiêu hóa của con người cũng sẽ xuống cấp, các bệnh đường ruột cũng bắt đầu phát sinh.

Bàng quang: Từ năm 65 tuổi

Lúc này bàng quang bắt đầu co lại ngay cả khi không chứa quá nhiều nước tiểu. Khả năng chứa nước tiểu của bàng quang giờ đây chỉ bằng một nửa so lúc 40 tuổi. Ðiều này khiến người già phải đi tiểu nhiều hơn và cũng dễ bị nhiễm trùng đường tiểu hơn. Phụ nữ dễ gặp tình trạng này hơn nam giới nhất là sau khi mãn kinh.

Ngực: Từ năm 35 tuổi

Vào độ tuổi 30, ngực của chị em phụ nữ bắt đầu mất dần các mô và mở, sự đầy đặn và kích cỡ của bộ ngực bị suy giảm dần. Và đến khi 40 tuổi, nhũ hoa của chị em sẽ bị teo lại và ngực cũng bắt đầu chảy sệ.

Phổi: Từ năm 20 tuổi

Dung tích của phổi bắt đầu giảm từ tuổi 20. Vì từ tuổi này, sụn sườn sẽ bị vôi hóa, lồng ngực bắt đầu biến dạng, nhu mô phổi giảm đàn hồi, giãm phế nang, khớp cứng dần ảnh hưởng tới việc thở. Ðến tuổi 40, nhiều người bắt đầu cảm thấy khó thở vì các cơ bắp và xương sườn buồng phổi bắt đầu xơ cứng.

Mắt: Từ năm 40 tuổi

Vào tuổi này, khả năng tập trung của mắt sẽ kém hơn do cơ mắt yếu nên rất nhiều người phải mang kiếng hỗ trợ vào tuổi 40.

Tim: Từ năm 40 tuổi

Ðàn ông 45 tuổi và đàn bà 55 rất dễ bị đau tim vì khối lượng cơ tim giảm, tuần hoàn máu nuôi cơ tim cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng dần, các động mạch cứng dần…

Gan: Từ năm 70 tuổi

Chức năng chuyển hóa và giải độc giảm dần. Tuy nhiên, gan là một bộ phận gần như không chịu khuất phục tuổi tác nên ít có biểu hiện bất thường. Người ta có thể ghép gan từ một ông già 70 tuổi cho một người 20 tuổi.

Thận: Từ năm 50 tuổi

Số đơn vị lọc chất thải khỏi máu bắt đầu giảm xuống ở tuổi trung niên.

Tuyến tiền liệt: Từ năm 50 tuổi

Tuyến tiền liệt thường lớn dần theo tuổi tác. Khi tuyến tiền liệt tăng kích thước sẽ ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó.

Xương: Từ năm 35 tuổi

Cho đến giữa những năm 20 tuổi, mật độ xương trong cơ thể vẫn còn tăng. Trẻ em xương lớn rất nhanh, cứ mỗi 2 năm lại thay đổi toàn bộ xương cũ nhưng đến tuổi 35, xương bắt đầu lão hóa, hiện tượng mất xương bắt đầu xuất hiện một cách rất tự nhiên.

Răng: Từ năm 40 tuổi

Răng bị hao mòn. Dễ bị bệnh nha chu. Niêm mạc bị teo dần.

Bắp thịt: Từ năm 30 tuổi

Thông thường, bắp thịt khi bị lão hóa sẽ được tái tạo ngay, nhưng đến tuổi 30 thì sự tái tạo ít dần đi. Ðến tuổi 40, mỗi năm bắp thịt bị sút giảm từ 0,5 đến 2%. Vì thế người già khó giữ thăng bằng, trở thành chậm chạp, dễ bị ngã và gẫy xương.

Thính giác: Từ giữa năm 50 tuổi

Rất nhiều người bị lãng tai kể từ năm 60.

Da: Từ năm 20 tuổi

Vào giữa tuổi 20, da bắt đầu giảm sự đàn hồi khiến việc thay thế các tế bào chết cũng chậm dần.

Vị giác và khứu giác: Từ năm 60 tuổi

Khi còn trẻ tuổi, thông thường chúng ta có thể nếm được 100.000 vị trên lưỡi. Vào tuổi trung niên chúng ta chỉ nếm được phân nửa số này. Và đến tuổi 60 thì chúng ta không còn ngửi và nếm một cách chính xác được nữa.

Sinh sản: Từ năm 35 tuổi

Khả năng sinh nở của phụ nữ bắt đầu giảm sau tuổi 35, vì số lượng và chất lượng trứng trong tử cung giảm xuống.

Tóc: Từ năm 30 tuổi

Thông thường cứ 3 năm thì tóc cũ sẽ được thay thế toàn bộ tóc mới. Và đến năm 35 tuổi thì tóc không còn đen nhánh nữa mà ngã màu đen xám và rụng dần đi.

http://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/tuoi-ve-vuon-cua-cac-bo-phan-co-the-15675/

Theo Chuyên đề sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Bạn có thể quan tâm