Bức tượng mô phỏng con trâu nước ở bang Sarawak, phía đông Malaysia, đang trở thành địa điểm nổi tiếng nhờ biểu cảm sinh động, theo Straits Times.
Cụ thể, bức tượng nằm tại Serian, một thị trấn cách thủ phủ Kuching của bang Sarawak khoảng 60 km về phía nam. Hiện tại, Serian vốn không nổi bật trên bản đồ du lịch, chủ yếu được biết tới nhờ trồng sầu riêng, đã có nhiều người biết tới hơn nhờ bức tượng có dáng vẻ kỳ lạ.
Kể từ khi hình ảnh bức tượng này được chia sẻ lên mạng xã hội vào đầu tháng 3, gương mặt lộ rõ vẻ sửng sốt của nó nhanh chóng khiến người xem tò mò. Số đông cố gắng giải thích lý do nhà thiết kế chọn vẻ mặt này cho tác phẩm của mình.
Bức tượng được đặt ở trung tâm thị trấn từ lâu. Bản thân người dân địa phương cũng không chú ý nhiều tới nó. Ảnh: Dayak Daily. |
"Đó là gương mặt của bạn khi đang đi chơi với bạn bè thì đột nhiên nghe thấy tiếng mẹ gọi từ xa", tài khoản có tên Andria Wahyudi bình luận. “Kerbau (con trâu trong tiếng Mã Lai) đó có lẽ đã nhìn thấy thứ không nên thấy”, người dùng Bernadinus Gita Kusuma suy đoán.
Không lâu sau khi "con trâu" xuất hiện, một công ty sản xuất ôtô ở địa phương đã sử dụng nó làm bối cảnh cho chiến dịch quảng bá của bên mình. Video quảng cáo ghi lại cảnh một nhóm công nhân, kỹ sư mặc đồng phục nhảy múa bên cạnh bức tượng.
Các quan chức ở thị trấn Serian cũng thấy ngạc nhiên trước sự chú ý của khách du lịch ở nhiều nơi dành cho công trình công cộng này.
John Ilus, một dân biểu tại bang Sarawak, cho biết: "Tôi rất ngạc nhiên tại sao bức tượng lại đột ngột trở thành chủ đề bàn tán trên mạng". Theo ông Ilus, bức tượng đã có từ lâu và mới được sơn mới lại gần đây.
Chủ tịch phòng Thương mại của Serian - Lai Chau Liong - nói thêm bức tượng đã ở công viên công cộng Taman Komuniti Serian ở trung tâm thị trấn trong nhiều năm, nhưng gần đây mới được nhiều người biết tới.
"Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc lấy bức tượng để quảng bá hình ảnh du lịch địa phương, nhưng giờ nó đã thành biểu tượng của thị trấn. Chính quyền Serian hoan nghênh điều này vì nó có thể là điểm mốc mới hoặc địa điểm thu hút du khách từ nơi khác tới", ông Liong bày tỏ.
Người đàn ông cho biết thêm con trâu nước được ghi nhận trong văn hóa dân gian và truyện ngụ ngôn về phẩm chất cần cù và kiên trì.
Chính quyền chọn con vật này để đúc tượng một phần để tôn vinh đức tính của người dân nơi đây. Còn biểu cảm độc đáo trên mặt con trâu xuất phát từ "cảm hứng" của một nghệ sĩ vô danh.
Niềm vui và nỗi buồn của công việc
Tập truyện ngắn nổi tiếng của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cho người đọc một cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở kiểu cách, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Khi mà thu nhập còn chưa đủ trang trải cho cuộc sống độc thân dù đã cố gắng tằn tiện, thì làm sao người ta dám nghĩ đến chuyện lập gia đình. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.