Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tỷ lệ đàn ông Việt Nam nhiễm HIV có xu hướng tăng

Đáng chú ý, phần lớn trường hợp nhiễm HIV ở nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM).

Tỷ lệ nam giới ở Việt Nam nhiễm HIV tăng ở nhóm có quan hệ đồng giới. Ảnh: Towfiqu_barbhuiya.

Theo báo cáo mới đây của Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tính đến cuối tháng 9, Việt Nam đang quản lý tổng cộng 219.146 trường hợp nhiễm HIV còn sống.

Đáng chú ý, số ca nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam trong 2 năm gần đây có nhiều sự thay đổi về hình thái lây nhiễm. Cụ thể, tỷ lệ nam giới nhiễm HIV tăng nhanh, trong đó, phần lớn có quan hệ tình dục đồng giới (MSM).

Trước đây đường lây truyền HIV/AIDS chủ yếu qua đường máu, ở nhóm nghiện ma túy. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay, tỷ lệ lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn đã tăng dần từ 65% lên 82,2% vào năm 2022.

Liên quan vấn đề này, trong Hội nghị tổng kết 10 năm đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam 2012-2022, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh việc phòng chống HIV/AIDS đã trải qua 30 năm với nhiều thành tựu quan trọng.

"Việt Nam đã từng bước kiểm soát được dịch HIV trên cả 3 tiêu chí là giảm số người nhiễm HIV được phát hiện, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS", vị lãnh đạo nói.

Thứ trưởng Hương cho rằng nếu ở thời điểm đỉnh cao của dịch cách đây 13 năm, Việt Nam có thể phát hiện tới 30.000 ca nhiễm HIV mỗi năm. Tuy nhiên, hiện nay, có thời điểm con số này chỉ còn khoảng 1/3. Việt Nam cũng đã giữ vững tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư luôn ở mức dưới 0,3%.

"Mặc dù vậy, để thực hiện thành công chiến lược chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, Việt Nam vẫn phải đối mặt với các thách thức về đảm bảo nguồn lực tài chính và chuyển giao bền vững chương trình. Nguồn lực huy động dự kiến trong giai đoạn 2021-2030 mới chỉ đáp ứng được 60-70% nhu cầu", thứ trưởng lưu ý.

Trong bối cảnh đó, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương khẩn trương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đảm bảo tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Mặt khác, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoàn phải thiện hành lang pháp lý, đảm bảo việc cung ứng thuốc ARV nguồn Bảo hiểm y tế được liên tục và ổn định cho người bệnh.

Bộ Y tế cũng hy vọng các nhà tài trợ tiếp tục vận động, kêu gọi kinh phí cho quá trình chuyển giao bền vững của Việt Nam trong chặng đường tiếp theo.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những con người vượt qua bệnh tật và những trang sách yêu mến cuộc sống ở tuyển tập sách của Zing.

> Xem thêm: Hành trình chiến thắng bệnh tật

Tiết lộ mới về vụ 30.000 người bị truyền máu nhiễm HIV ở Anh

Báo cáo ban đầu cho thấy ít nhất 175 trẻ em bị nhiễm bệnh. Nhưng cuộc điều tra mới về vụ bê bối ước tính con số thực tế nhiều gấp đôi.

Những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở trẻ em

Sốt rét, viêm phổi, tiêu chảy, HIV và bệnh lao có thể phòng ngừa và điều trị được. Nhưng những căn bệnh này vẫn cướp đi sinh mạng của rất nhiều trẻ em.

Quốc Toàn

Bạn có thể quan tâm