Cũng theo thống kê của Liên Hợp Quốc, 90% trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi trên thế giới tập trung ở 36 nước, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, tình trạng này phổ biến ở khu vực nông thôn và dân tộc thiểu số. Bệnh khiến trẻ em bị thiếu vi chất dinh dưỡng cơ bản như sắt, vitamin A, kẽm và I-ốt, ảnh hưởng quá trình tăng trưởng, phát triển nhận thức hay thậm chí tử vong.
Suy dinh dưỡng ở trẻ là vấn đề được nhiều tổ chức quan tâm. Theo UNICEF, đến tháng 8 trên toàn quốc có 45% ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi có liên quan đến suy dinh dưỡng. Đây là mối quan ngại về y tế công cộng ở Việt Nam với khoảng 1,8 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng thấp còi (thấp hơn độ tuổi). Bên cạnh đó, có 200.000 trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng (gầy hơn so với chiều cao).
Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em đã giảm.
|
Tuy nhiên, nhờ các chương trình hành động vì trẻ em được triển khai ngày một nhiều, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đã giảm. Theo khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 8 năm 2007-2014, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 21,2% xuống còn 14,5%. Tỷ lệ thấp còi giảm từ 33,9% xuống còn 24,9%.
Trong số những chương trình được triển khai, “Sữa học đường” đã đem đến thành quả rõ rệt và tích cực. Năm 2007, chương trình lần đầu đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Đến 2015, tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân tại đây giảm từ 10% (2006) xuống còn 1,6%; thể thấp còi giảm từ 4,7% (2012) xuống còn 2,7%.
Chương trình “Sữa học đường” đã giúp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng tại nhiều địa phương.
|
Tại Bắc Ninh, trong giai đoạn 2013-2015 “Sữa học đường” giúp giảm tỷ lệ trẻ nhẹ cân từ 6,6% xuống còn 2,3% và trẻ thấp còi từ 8% xuống 3,8%. Chị Nguyễn Thị Thúy (phụ huynh) chia sẻ tại địa bàn việc cho trẻ uống sữa vẫn quá khả năng nhiều gia đình. Vì vậy khi chương trình tổ chức, các em được uống sữa khiến bố mẹ rất vui mừng.
Ở Đồng Nai, địa bàn lớn và phức tạp khiến chương trình gặp nhiều khó khăn, nhưng đây là tỉnh có 100% trường mầm non và một số trường tiểu học cho học sinh uống sữa thường xuyên và đều đặn. Sau 3 năm thực hiện, Sở Y tế tỉnh cập nhật tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân dưới 6 tuổi năm 2015 đã giảm còn 6,2% so với 9% và thể thấp còi giảm từ 10% xuống 7,5%.
Thầy Võ Đình Trúc, Hiệu trưởng trường tiểu học Hồng Bàng (Đồng Nai) cho biết thời gian đầu khá trở ngại vì các gia đình vẫn còn khó khăn, trường chưa đủ cơ sở vật chất, nhân sự. Tuy nhiên, mong muốn nhìn thấy học sinh khỏe mạnh cùng sự hỗ trợ của chính quyền, đơn vị đồng hành, nhà trường đã đưa chương trình trở thành một phần quan trọng trong công tác giáo dục dinh dưỡng.
Chương trình đem đến niềm vui cho nhiều em học sinh.
|
Sau 10 năm thực hiện, chương trình “Sữa học đường” do công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai, Bắc Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục được phát động trong năm học 2016-2017.
Ông Nguyễn Hồng Sinh, Giám đốc Kinh doanh toàn quốc của Vinamilk chia sẻ: “Chương trình đem đến sản phẩm đã được nghiên cứu bổ sung vi chất cần thiết cho lứa tuổi học đường. Với sự tham vấn của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, công ty mong muốn học sinh được uống sữa mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất”.
Các giáo viên được tập huấn để nâng cao nhận thức và các biện pháp hỗ trợ học sinh.
|
Bên cạnh nỗ lực của chính quyền địa phương, chương trình có sự đồng hành của Công ty Tetra Pak. Với kinh nghiệm hơn 50 năm hỗ trợ “Sữa học đường” tại 56 quốc gia, công ty đã tư vấn triển khai, tập huấn, hướng dẫn thực hành… để mỗi em nhỏ nhận được hộp sữa chất lượng và an toàn.
Tổng giám đốc công ty, ông Robert Graves cho biết: “Công nghệ chế biến và đóng gói tiệt trùng của Tetra Pak giúp mang các hộp sữa an toàn, chất lượng tới cho học sinh toàn cầu”.
Vừa qua, Thủ Tướng Chính phủ đã chính thức ban hành Quyết định số 1340/QĐ-TTg, phê duyệt chương trình đến năm 2020. Theo đó, “Sữa học đường” sẽ được mở rộng thêm tại Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Ngãi.