Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tỷ phú Việt Nam học trường nào?

Trường THPT Kim Liên (Hà Nội), THPT Chu Văn An (Hà Nội), trường ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Kinh tế TP.HCM... là nơi mà những người giàu nhất Việt Nam hiện nay từng theo học.

Ông Phạm Nhật Vượng - chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Vingroup được xem là tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam kể từ ngày 7/3/2011, với giá trị tổng tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam (tương đương 1 tỷ USD tại thời điểm đó). Ông được tạp chí Forbes vinh danh vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ USD và đến tháng 3/2014 là 1,6 tỷ USD. Ông cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes, đồng thời có trong top 20 gương mặt mới nổi bật của Forbes năm 2013.

Hiệu trưởng ngôi trường có nhiều cựu học sinh nổi tiếng

Thầy Sơn chia sẻ: “Khi truyền thông đăng danh sách cựu HS thành đạt, website của trường sập vì có quá đông truy cập”. Trong danh sách này, có tỷ phú Nhật Vượng.

Ông là người đứng đầu trong top 100 người giàu trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2013 với tài sản 19.923,582 tỷ đồng.

Ông Phạm Nhật Vượng từng học tại trường THPT Kim Liên (Hà Nội). Sau khi tốt nghiệp phổ thông, nhờ những thành tích học tập xuất sắc, đã được chọn sang du học ở Moskva (Nga) tại trường ĐH Mỏ địa chất và theo học ngành kinh tế địa chất.

  Ông Phạm Nhật Vượng.
Ông Phạm Nhật Vượng.

Ông Trần Đình Long - người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2013 với tài sản 4.153,184 tỷ đồng, được biết đến như là một doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép. Ông Long sinh tại Hải Dương. Hiện nay, ông nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát.

Ông Long từng giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát trong giai đoạn từ 1992 đến 1996 và là Chủ tịch HĐQT của các công ty thuộc Hòa Phát Group từ 1996 đến 2005.

Ông Long tốt nghiệp Cử nhân kinh tế – ĐH Kinh tế quốc dân.

  Ông Trần Đình Long.
Ông Trần Đình Long.

Bà Nguyễn Hoàng Yến là người phụ nữ giàu nhất Việt Nam với giá trị tài sản 1.796,81 tỷ đồng. Bà Yến là thành viên Hội đồng quản trị và Phó Tổng giám đốc CTCP Hàng tiêu dùng Ma San (MSF), thành viên Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Ma San (MSN), thành viên Hội đồng quản trị CTCP Nước khoáng Vĩnh Hảo (Vinhhao), Chủ tịch Hội đồng thành viên CTCP Ma San PQ, thành viên Hội đồng quản trị CTCP Ma San, thành viên Hội đồng quản trị CTCP Vinacafé Biên Hòa (VCF).

Bà Yến nguyên quán ở Hà Nam, nhưng sinh ra ở Hà Nội và thường trú tại TP.HCM. Trước khi bước vào lĩnh vực kinh doanh, bà từng tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, chuyên ngành tiếng Nga và từng có 3 năm làm Giáo viên trường Cao đẳng Kiểm sát (1987-1990).

  Bà Nguyễn Hoàng Yến.
Bà Nguyễn Hoàng Yến.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty FPT, tài sản 921,254 tỷ đồng.

Sinh năm 1956, ông Trương Gia Bình là sáng lập viên, Chủ tịch và là Tổng giám đốc của FPT trong hơn 20 năm (1988-2009). Ông từng là Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (VINASA) từ năm 2001, Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam (với số lượng thành viên lên tới 2500 doanh nghiệp trên 43 tỉnh thành của Việt Nam) từ năm 1998, Trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh (ĐHQG Hà Nội) từ năm 1995, và Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT.

Ông Bình là học sinh trường cấp 3 Chu Văn An (Hà Nội) khóa 1970 đến 1973, tốt nghiệp chuyên ngành Toán học và Vật lý học tại ĐH Matx-cơ-va khóa 1974 đến 1979; Tiến sỹ Toán học và Vật lý học tại ĐH Matx-cơ-va năm 1982. Ông được công nhận chức danh phó giáo sư năm 1991.

  Ông Trương Gia Bình.
Ông Trương Gia Bình.

Cùng khoá 1970 đến 1973, trường THPT Chu Văn An còn có một tỷ phú khác là ông Bùi Quang Ngọc. Ông Ngọc là Phó Chủ tịch HĐQT Công ty FPT, Tổng giám đốc Công ty FPT, tài sản 536,244 tỷ đồng.

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông Ngọc theo học và tốt nghiệp cử nhân Toán, ĐH Tổng hợp Kishinhov - Moldova (1979); Tiến sỹ Công nghệ Thông tin, ĐH Grenoble, Pháp, năm 1986.

  Ông Bùi Quang Ngọc.
Ông Bùi Quang Ngọc.

Bà Trương Thị Lệ Khanh Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn. Năm 2013 bà Khanh có tài sản 549,239 tỷ đồng.

Bà Khanh là cử nhân Kinh tế - ĐH Tài chính Kế toán TP.HCM.

  Bà Trương Thị Lệ Khanh.
Bà Trương Thị Lệ Khanh.

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE), Tổng giám đốc REE, tài sản 294,293 tỷ đồng.

Bà Thanh tốt nghiệp ĐH Kỹ thuật Ngành Nhiệt lạnh tại CHLB Đức; Khóa huấn luyện Quản lý doanh nghiệp tại Nhật; Khóa huấn luyện và đào tạo Cán bộ Quản lý-Fullbright (Mỹ).

  Bà Nguyễn Thị Mai Thanh.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh.

Bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), là người Việt Nam duy nhất trong số 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á bình chọn bởi Forbes. Năm 2013 bà Liên có tài sản 305,840 tỷ đồng.

Bà Liên tốt nghiệp đại học từ năm 1976 về chế biến thịt và sữa tại Moscow, Liên Xô; Chứng chỉ Quản lý kinh tế - ĐH Kỹ sư Kinh tế Leningrad – Nga; Chứng chỉ Quản lý chính trị - Học viện Chính trị Quốc gia.

  Bà Mai Kiều Liên.
Bà Mai Kiều Liên.

Ông Trần Mộng Hùng, Ủy viên HĐQT Ngân hàng Á Châu (ACB), tài sản 257,772 tỷ đồng.

Ông Hùng tốt nghiệp ĐH Kinh tế TP.HCM, ngành Ngân hàng.

  Ông Trần Mộng Hùng.
Ông Trần Mộng Hùng.

Ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu (ACB), tài sản 448,844 tỷ đồng. Ông Huy là Tiến sĩ Kinh tế, ĐH Golden Gate, Hoa kỳ (2011); Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, ĐH Chapman, Hoa Kì (2002).

  Ông Trần Hùng Huy.
Ông Trần Hùng Huy.

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/210698/ty-phu-viet-nam-hoc-truong-nao-.html

Theo Ngân Anh/Báo Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm