Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Ứng xử ra sao khi gặp lại người yêu cũ

Gặp lại người yêu cũ là điều khó tránh khỏi. Trong trường hợp ấy, mỗi người nên chọn cách ứng xử lịch sự, văn minh, không tỏ ra thân thiết và cũng không nói xấu đối phương.

Gặp lại người yêu cũ khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, ngượng ngùng. Ảnh minh họa: Bethany Ferr/Pexels.

Nghiên cứu được công bố trên Journal of Neurophysiology cho thấy một cuộc tình tan vỡ có thể kích hoạt phần não liên quan đến nỗi đau thể xác và tinh thần, từ đó khiến con người cảm thấy đau đớn. Điều này cũng lý giải tại sao nhiều người thường thấy khó khăn khi gặp lại người yêu cũ.

Để ứng phó và vượt qua tình huống khó xử này, chúng ta có thể tham khảo các gợi ý sau của Psychology Today.

nguoi yeu cu anh 1nguoi yeu cu anh 2
nguoi yeu cu anh 3

Hai người sẽ khó tránh mặt nếu làm cùng công ty, chơi chung một nhóm bạn. Ảnh minh họa: Rodnae Production/Pexels.

Những lý do khiến ta và người cũ chạm mặt

Trong cuộc sống, mọi người khó có thể tránh mặt người yêu cũ vì một vài nguyên nhân sau:

Tình cảm gắn bó: Tránh mặt có thể là thử thách nếu một trong hai người vẫn còn tình cảm với nửa kia. Điều này có thể khiến họ khó cưỡng lại mong muốn tiếp cận hoặc nhìn thấy đối phương.

Công việc: Nếu làm chung hoặc cùng ngành, khả năng gặp người yêu cũ cũng tăng lên, đặc biệt là khi cả hai làm việc trong một văn phòng nhỏ hoặc có lịch làm việc tương tự nhau.

Có chung bạn bè: Nếu hai người có nhiều bạn bè chung, có thể họ sẽ gặp đối phương tại các sự kiện hoặc buổi tụ họp.

nguoi yeu cu anh 4nguoi yeu cu anh 5
nguoi yeu cu anh 6

Hãy cư xử lịch sự khi gặp người yêu cũ, đồng thời tránh nói xấu họ với bạn bè hay đồng nghiệp. Ảnh minh họa: Rodnae Production/Pexels.

Ứng xử ra sao khi buộc phải gặp lại đối phương?

Dành thời gian xử lý cảm xúc: Buồn, tức giận hoặc bối rối là những cảm xúc bình thường sau khi chia tay. Do đó, mỗi người hãy cho bản thân thời gian để xử lý cảm xúc và giải tỏa nỗi đau buồn khi kết thúc một mối quan hệ.

Tạo ranh giới: Để hạn chế việc tiếp xúc với đối phương, hãy tránh những địa điểm hoặc hoạt động có nhiều bạn chung, đồng thời không kết nối trên mạng xã hội. Ngoài ra, nếu người kia gây ảnh hưởng tiêu cực và thường xuyên làm phiền, chuyển nơi ở hoặc công việc là phương án nên được cân nhắc đến.

Cư xử lịch sự: Khi gặp lại người yêu cũ, mỗi người nên cư xử lịch sự và văn minh. Một trong hai không nhất thiết phải tỏ ra thân thiết, nhưng hãy cố gắng tôn trọng đối phương và tránh mọi xung đột không cần thiết.

Nếu cả hai làm chung công ty, cư xử chuyên nghiệp sẽ giúp mối quan hệ không bị ngượng ngùng, khó xử. Ngoài ra, đồng nghiệp của hai người cũng sẽ nhanh chóng quên rằng cả hai từng ở trong một mối quan hệ. Bên cạnh đó, việc ngồi lê đôi mách hay nói xấu người kia cũng là điều nên tránh.

Tập trung phát triển bản thân: Để tránh nghĩ đến mối tình cũ, mỗi người nên tập trung phát triển bản thân bằng cách theo đuổi sở thích mới hoặc tham gia một bộ môn thể thao.

Tránh nói chuyện quá lâu: Trong trường hợp phải nói chuyện với người yêu cũ, cách tốt nhất là trao đổi ngắn gọn, đồng thời tránh để đối phương khơi gợi lại kỷ niệm chung. Điều này cho thấy một trong hai người đã thoát ra khỏi mối quan hệ cũ và sẵn sàng bước tiếp.

Nhận làm việc trong dịp nghỉ lễ vì lương gấp 3, ngại từ chối sếp

Bước vào kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày dịp 30/4-1/5, nhiều "công dân laptop" vẫn làm việc liên tục. Cùng lúc đó, các quản lý thừa nhận áy náy khi giao nhiệm vụ cho nhân viên vào lễ, Tết.

Gen Z quan tâm đến thế giới nội tâm nhiều hơn trước

Nguyễn Đoàn Minh Thư, tác giả của cuốn sách Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều là một người trẻ, một Gen Z sinh năm 2000. Cô tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Tâm lý tại Đại học East Anglia và hiện làm thực tập sinh tư vấn tâm lý cho Bộ Y tế Anh (National Health Service). Nói với Zing, Minh Thư cho biết câu chuyện được viết từ chính trải nghiệm của cô và nhấn mạnh mỗi người chỉ có thể cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi hiểu chính mình.

Bích Ngọc

Bạn có thể quan tâm