Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp mà vẫn dính bầu

Không phải chị em nào cũng biết sử dụng đúng chỉ dẫn của thuốc tránh thai khẩn cấp nên mới lỡ dính bầu. Vậy em bé có bị ảnh hưởng gì không, uống thuốc thế nào cho đúng?

Quên uống thuốc tránh thai hàng ngày, lần quan hệ gần đây nhất của chị Hải (27 tuổi, Hà Nội) và chồng buộc phải dùng đến thuốc tránh thai khẩn cấp. Tuy nhiên, do uống thuốc sai chỉ dẫn, chị Hải đã có thai ở lần quan hệ này. Hai vợ chồng đã tìm đến bác sĩ sản khoa để tư vấn vì lo sợ đứa trẻ sinh ra có thể bị dị tật.

Đến gặp bác sĩ, chuyên gia tư vấn sản khoa Lê Thị Kim Dung – khoa Sản, Trung tâm Y khoa Thái Hà (Hà Nội), vợ chồng chị Hải thở phào nhẹ nhõm vì biết rằng: đứa trẻ sinh ra do vỡ kế hoạch từ thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ không có khả năng bị dị tật, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não; không tăng nguy cơ sẩy thai…

Theo giải thích của bác sĩ Dung, thuốc tranh thai khẩn cấp cũng như thuốc tránh thai hàng ngày đều có chung thành phần hormone nữ progestin, gây ức chế hoặc trì hoãn rụng trứng và chỉ có tác dụng ở tuyến nội tiết sinh dục. Do đó, việc “nhỡ” có thai, hormone này sẽ không ảnh hưởng tới đứa trẻ.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, không nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp quá 2 lần/tháng. Ảnh: Muctim.com

Tuy nhiên, chuyên gia tư vấn sản khoa khuyến cáo, ngay cái tên của phương pháp tránh thai là “thuốc tránh thai khẩn cấp” đã nói nên lời khuyên của các nhà sản xuất: không được dùng thường xuyên, mỗi tháng không quá 2 lần dùng thuốc; chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp, đột xuất, các phương pháp tránh thai khác thất bại…

“Nếu lạm dụng, dùng lâu dài, thường xuyên, các bạn nữ đừng ngạc nhiên vì sao mình khó có thai ở những lần sau vì lúc này niêm mạc tử cung đã bị bào mòn bởi thuốc tránh thai khẩn cấp rồi và các bạn còn dễ bị rối loạn kinh nguyệt…”, bác sĩ Dung khuyến cáo.

Tránh thai sao cho đúng?

Thông tin về các loại thuốc tránh thai khẩn cấp hiện có trên thị trường Việt Nam, vị này cho biết, có hai loại 1 viên và 2 viên. Thuốc này được phân biệt chủ yếu bởi tác dụng tránh thai trong vòng 36 giờ hoặc 72 giờ. Nếu sử dụng loại 36 giờ, người nữ phải uống thuốc trong vòng 36 giờ sau khi có quan hệ tình dục. Nếu dùng loại 72 giờ, người nữ có thể uống trong vòng 72 giờ sau quan hệ và thuốc này có tác dụng trong vòng 5 ngày. Tuy nhiên, theo khuyến cáo, việc uống thuốc càng sớm thì tỷ lệ phòng tránh thai càng cao.

Ngoài ra, bác sĩ Dung còn cho biết, trên thị trường hiện nay còn có loại 2 viên nhưng nếu uống trong vòng 1giờ giao hợp đầu tiên, sẽ chỉ cần uống 1 viên duy nhất. Tuy nhiên, nếu chưa thể uống thuốc trong vòng 1 giờ đầu, nữ giới có thể uống 1 viên trong vòng 72 giờ sau giao hợp (càng sớm càng tốt) và 1 viên tiếp sau đó 12 giờ.

“Hiệu quả tránh thai của phương pháp này khá cao nếu sử dụng theo đúng chỉ dẫn nhưng các bạn lưu ý là chỉ nên dùng 1 lần trong tháng trong các trường hợp khẩn cấp”, bác sĩ Dung nhấn mạnh.

Nói về những tác dụng phụ có thể gặp phải, bà Dung cho biết, cũng như thuốc tránh thai hàng ngày hay miếng dán tránh thai, viên khẩn cấp cũng có thể gây ra tác dụng phụ nhưng không được coi là nghiêm trọng như: chảy máu bất thường, buồn nôn, nôn, mất kinh…

Theo số liệu nghiên cứu của ngành được bác sĩ Kim Dung đưa ra, có tới 50% số phụ nữ dùng thuốc tránh thai khẩn cấp bị buồn nôn và nôn.Trong trường hợp bị nôn sau khi uống thuốc, cần bổ sung liểu khác thay thế ngay; còn nếu bị nôn sau 2 giờ uống thuốc thì không cần uống bù. 

Chị em đang chuộng phương pháp tránh thai nào?

Đặt vòng nội tiết, miếng dán, cấy que, đặt thuốc diệt tinh trùng… đang là “mốt” của những chị em sành điệu muốn ngừa thai.



Nguyễn Vũ

Bạn có thể quan tâm