1. Huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh nào?
Huyện đảo Phú Quý trực thuộc tỉnh Bình Thuận, cách TP Phan Thiết khoảng 120 km về hướng đông nam. Du khách có thể đi tàu cao tốc ra đảo, tận hưởng khung cảnh biển trời hoang sơ nơi đây, cũng như thưởng thức đủ loại hải sản tươi sống, thơm ngon. Ảnh: Fam_luan. |
2. Nơi nào ở đảo Phú Quý có vách đá đen lượn sóng hút khách check-in?
Núi Cao Cát là một trong những địa điểm du khách phải check-in khi đến đảo Phú Quý. Cảnh quan nổi bật ở đây là những vách đá đen huyền, đẹp mắt, bề mặt nhấp nhô lượn sóng do bị nước biển xâm thực, gió biển bào mòn theo thời gian. Ảnh: Sang__luu. |
3. Núi Cao Cát nằm về phía nào ở đảo Phú Quý?
Núi Cao Cát nằm về phía bắc đảo Phú Quý, cao hơn 80 m, từ đỉnh núi có thể phóng tầm mắt quan sát khung cảnh đảo nhỏ đẹp như tranh vẽ. Trên núi Cao Cát còn có chùa Linh Sơn uy nghi cùng tượng Phật Bà Quan Âm sừng sững hướng mặt ra biển khơi. Ảnh: Lemona_z. |
4. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có huyện đảo nào?
Huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ, cách TP Vũng Tàu khoảng 185 km. Nơi đây được biết đến là địa chỉ lý tưởng để du lịch nghỉ dưỡng, khám phá cảnh quan rừng, biển nguyên sơ tuyệt đẹp, tìm hiểu những di tích lịch sử, văn hóa thú vị. Ảnh: Antoniaemily. |
5. Đâu là một trong những địa điểm được nhiều du khách check-in khi đến Côn Đảo?
Với dáng núi đặc trưng, kỳ thú, Mũi Cá Mập - Bãi Nhát là địa điểm thu hút nhiều du khách check-in khi đến Côn Đảo. Bình minh hoặc hoàng hôn là những thời điểm lý tưởng trong ngày để chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp nơi đây. Ảnh: Im.phucthinh. |
6. Cù lao Ré từng là tên gọi của huyện đảo nào ở Quảng Ngãi?
Là huyện đảo của Quảng Ngãi, Lý Sơn cách đất liền gần 30 km về phía đông bắc tỉnh. Trước đây, Lý Sơn được gọi là cù lao Ré. Theo Địa chí Quảng Ngãi, do cù lao này có nhiều cây ré, một loài thực vật mọc hoang, nên dân gian từ đó gọi thành tên. Ảnh: Lindathuw. |
7. Nơi nào ở Lý Sơn là cổng đá trầm tích núi lửa tự nhiên nằm bên bờ biển, thu hút du khách check-in?
Cổng Tò Vò là địa điểm check-in nổi tiếng ở Lý Sơn, có giá trị địa chất, địa mạo đặc biệt, cho thấy hoạt động núi lửa nơi đây khá mãnh liệt. Theo tư liệu của Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lý Sơn, cổng đá trầm tích núi lửa tự nhiên này xưa kia vốn chìm dưới đáy biển, hết thời kỳ biển dâng, triều cường hạ xuống, cổng đá độc đáo này mới lộ ra. Ảnh: Chotgipi. |