Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Vật nuôi có thể lây nhiễm nCoV cho người được không?

Theo chuyên gia, chó, mèo chỉ gây lây nhiễm SARS-CoV-2 cho người nếu chất thải từ F0 dính vào lông chúng và chạm vào cơ thể.

Tôi hiện ở TP.HCM, có nuôi một chú chó nhỏ nhưng chỉ ở trong nhà thời gian qua. Liệu chó nhà tôi có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 và mang bệnh cho gia đình hay không?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM)

Một vật nuôi không thể nhiễm SARS-CoV-2 và lây bệnh cho người qua đường hô hấp tương tự giữa người với người. Chúng chỉ có thể trở thành vật chủ mang virus trên lông tương tự các đồ vật khác.

Ví dụ, trong khu phố có một người là F0 đang cách ly, chó hoặc mèo đi vào căn phòng này và được F0 ôm, hôn. Trong quá trình đó, chất thải từ vùng họng, bàn tay của F0 có thể dính vào lông vật nuôi.

Con vật này sau đó chạy ra ngoài với virus trên lông lại tiếp tục được người lành, do không biết, ôm, hôn từ đó dẫn đến lây nhiễm virus.

Về mặt lý thuyết, dòng virus ở người (human coronavirus) và ở động vật (animal coronavirus) rất khác nhau. Thụ thể trên tế bào người và động vật cũng khác nhau rất xa. Từ đó, virus ở người khi nhảy sang động vật không thể bám lại được và phải tự đẩy ra ngoài.

Bản thân SARS-CoV-2 ban đầu cũng rất khó lây cho người. Theo thời gian, loại virus này tiến hóa qua nhiều lần tới khi rất thuần với con người mới có thể lây từ người sang người và xuất hiện nhiều biến chủng như hiện nay.

Bởi vậy, vật nuôi như chó, mèo chỉ có nguy cơ lây SARS-CoV-2 cho người thông qua lông của chúng nếu không được tắm rửa kỹ. Chúng tương tự bàn tay của con người chạm vào virus và đưa lên mặt, mũi, miệng...

Do đó, các gia đình có nuôi thú cưng nên giữ chúng trong nhà ở thời điểm này. Đặc biệt, những nhà có F0 phải ngăn không cho vật nuôi tiếp xúc với cả bệnh nhân và người ngoài.

Trong trường hợp vật nuôi lỡ chạy ra ngoài và trở về, người chủ phải đeo khẩu trang, mang găng tay và tắm sạch cho chúng bằng xà phòng diệt khuẩn, có thành phần cồn từ 60 độ trở lên hoặc clo trước khi cho hòa nhập với gia đình.

Với những người xung quanh, chúng ta cũng cần tránh tiếp xúc, ôm, hôn chó, mèo lạ ở bên ngoài do không thể biết chúng từng tiếp xúc với những ai trước đó.

Gia đình có vật nuôi cần lưu ý gì để tránh lây nhiễm nCoV Vật nuôi có thể để dính SARS-CoV-2 lên cơ thể và trở thành trung gian gây lây lan virus.

Cà Mau tiêu hủy 16 con chó, mèo của vợ chồng mắc Covid-19

Vợ chồng anh thợ hồ theo bạn đến Cà Mau và được ngành y tế phát hiện mắc Covid-19. 15 con chó và một con mèo của họ đã bị cơ quan chức năng tiêu hủy để phòng chống dịch.

Độc giả Thục Hạnh

Bạn có thể quan tâm