Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VĐV Malaysia từng 7 lần vô địch môn bơi phải bán hàng rong kiếm sống

Đầu những năm 2000, Koh Lee Peng đã giành 7 HCV và 5 HCB khi đại diện cho Malaysia tham dự giải Asean Para Games. Hiện cô bán hàng rong để trang trải cuộc sống.

Cựu vận động viên bơi lội Koh Lee Peng khoe những tấm huy chương của mình. Ảnh: The Star.

Người phụ nữ 7 lần vô địch giải bơi lội tại Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á (Asean Para Games) được phát hiện bán hàng rong tại Kualar Lumpur (Malaysia).

Sự việc khiến nhiều người bất bình, đồng thời kêu gọi những biện pháp hỗ trợ các cựu vận động viên (VĐV) khuyết tật, theo Today.

Ngày 1/2, một nhà sáng tạo nội dung đăng tải một video về cuộc gặp gỡ với cựu VĐV bơi lội Koh Lee Peng. Trong đoạn clip, người phụ nữ này đang bán khăn giấy tại Bukit Bintang, một khu mua sắm sang trọng ở thủ đô Kuala Lumpur.

Trong đoạn clip, Koh được nhìn thấy đang mặc chiếc áo phông Asean Para Games năm 2017 và ngồi trên xe lăn tại một gian hàng không có mái che. Khi Lim tiến lại gần, cô hỏi anh muốn mua bịch giấy ăn cỡ nhỏ hay lớn.

Trong cuộc trò chuyện với nhà sáng tạo nội dung, VĐV quốc gia từng 7 lần giành huy chương vàng chia sẻ về cuộc thi cuối cùng mình tham dự là năm 2017, đồng thời khoe những tấm huy chương mà Koh giành được.

“Tôi không còn lựa chọn nào khác. Tôi phải kiếm sống. Mọi thứ ngày càng trở nên đắt đỏ, còn tôi phải chi trả sinh hoạt phí hàng tháng. Tôi chỉ còn cách dựa vào chính mình”, Koh giải thích về lựa chọn đi bán hàng rong.

Cựu VĐV bơi lội từng đại diện Malaysia tham gia Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á từ năm 2001 đến năm 2005. Trong 5 năm đó, cô giành được 7 huy chương vàng và 3 huy chương bạc.

ban hang rong anh 3

Koh tự hào về nghề nghiệp hiện tại của mình. Ảnh: Free Malaysia Today.

Koh, đến từ bang Penang (Malaysia), sau đó cũng được vinh danh là “Nữ vận động viên Paralympic xuất sắc Penang” vào năm 2015 và “Nữ vận động viên Paralympic của năm ở Penang” vào năm 2016.

Trước khi bán giấy ăn trên đường phố, Koh từng là nhân viên văn phòng. Tuy nhiên, do tòa nhà nơi cô làm việc không có thang máy, cô phải đối mặt với các vấn đề di chuyển và khả năng tiếp cận. Cuối cùng, Koh lựa chọn nghỉ việc và rời đi, theo Says.

Video này của Lim hiện thu hút hơn 400.000 lượt xem và 37.000 lượt thích, với nhiều bình luận yêu cầu chính quyền vào cuộc giúp đỡ.

Đây không phải lần đầu tiên tình cảnh khó khăn của Koh thu hút sự chú ý của dư luận Malaysia.

Một bài viết trên tờ Berita Harian năm 2019 đã mô tả chi tiết những thách thức mà cựu VĐV quốc gia gặp phải kể từ khi chuyển từ công việc bàn giấy sang bán hàng rong.

ban hang rong anh 4

Koh (bên trái) từ chối sự giúp đỡ của chính quyền, muốn duy trì nghề bán hàng rong. Ảnh: Hội đồng Thể thao bang Penang.

Koh bị coi thường, đối mặt với sự lạm dụng bằng lời nói, thậm chí bị buộc tội là “thành viên của một tổ chức ăn xin” ở Penang nhằm kiếm tiền dựa trên sự thương hại.

Tức giận trước hoàn cảnh sống của Koh, nhiều người kêu gọi “cải cách chính sách quan trọng” nhằm hỗ trợ các VĐV khuyết tật.

Sau làn sóng phẫn nộ của cộng đồng mạng, Koh đã nhận được đề nghị hỗ trợ từ các cơ quan chính phủ nhưng từ chối. Người phụ nữ muốn “tự lực cánh sinh”, theo hãng tin Free Malaysia Today.

Hội đồng Thể thao Quốc gia Malaysia cũng mời cô tham gia một chương trình khởi nghiệp dành cho các cựu VĐV, nhưng Koh đã từ chối lời đề nghị.

Nói với hãng thông tấn quốc gia Malaysia Bernama, Koh chia sẻ rằng cô đang cố gắng sống độc lập và “không cảm thấy xấu hổ về cách kiếm sống lương thiện này”.

Koh kiếm được khoảng RM800 (190 USD) một tháng từ việc bán khăn giấy và nhận RM300 (70 USD) hỗ trợ hàng tháng từ Tổ chức phúc lợi vận động viên quốc gia Malaysia (YAKEB), theo Bernama.

Mặt khác, Noorul Ariffin Abdul Majeed, Chủ tịch YAKEB, kêu gọi người dùng mạng xã hội không giật gân và khai thác hoàn cảnh của Koh cho mục đích cá nhân của họ, Free Malaysia Today đưa tin.

“Đừng làm hoen ố danh tiếng và tên tuổi của các VĐV quốc gia vì lợi ích cá nhân hoặc chính trị. Hành vi đó sẽ gây ra nhận thức tiêu cực trong công chúng, dẫn đến việc gây ra nhầm lẫn và thiếu hỗ trợ cho các VĐV quốc gia”, ông nói.

Chàng trai ban ngày nhặt rác, đêm làm VĐV thể hình

Ali el-Sharkawy (29 tuổi, Ai Cập) ước mình có nhiều lựa chọn hơn để duy trì đam mê thể thao. Dù là VĐV tiềm năng, anh vẫn phải nhặt rác mỗi ngày để kiếm sống.

Các nhà sách đang trở lại

Sau đại dịch, nhiều khách hàng chán ngấy thời gian phải giải trí trên màn hình và tìm đến mua sách ở cửa hàng theo cách truyền thống. Với cửa hàng mới, không gian sẽ được phân chia, có khu vực đọc sách và nơi bán nước giải khát, cà phê. Riêng tại Mỹ, trong năm qua, hơn 300 hiệu sách độc lập mới mọc lên khắp cả nước, trong một sự hồi sinh đáng ngạc nhiên và đáng hoan nghênh sau thời kỳ đầu suy thoái do đại dịch.

Ánh Dương

Bạn có thể quan tâm