Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì đâu lạm phát sinh viên khá, giỏi?

Hiện nay, kết quả sinh viên tốt nghiệp đạt loại khá, giỏi mà các trường đại học, cao đẳng công bố hàng năm đều rất “đẹp”.

Niên khóa 2007-2011 của ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) có 4,22% trung bình; kết quả tốt nghiệp của ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng) chỉ có 4,8% trung bình.

Tại ĐH Bách khoa Đà Nẵng, khóa 2006 - 2011 tốt nghiệp với tỉ lệ đạt loại khá trở lên chiếm 82%. Tại ĐH Duy Tân, số SV được nhận bằng loại khá, giỏi, xuất sắc trong năm 2011chiếm đến 94,5% (1.346 SV). Khóa 58 (2008 - 2012) của ĐH Sư phạm Hà Nội, trong số 1.547 SV hệ ĐH, CĐ chính quy tốt nghiệp chỉ có 9 SV tốt nghiệp loại trung bình (chiếm 0,58%….

Nhiều học sinh, sinh viên và phụ huynh rất hãnh hiện, tự hào về kết quả, thành tích học tập tốt ấy. Nhìn ở góc độ nào đó, nó trở thành động lực, niềm tin… cho không ít bạn trẻ phấn đấu, thi đua, nỗ lực hơn trong quá trình học tập, rèn luyện. Nếu được các cơ sở nhà trường đánh giá, phản ánh đúng thực tế thì đây là tín hiệu đáng mừng về chất lượng giáo dục ở các cấp học đang được cải thiện, nâng lên.

Tuy nhiên, không ít câu hỏi băn khoăn về một nền giáo dục thiếu thực chất, vàng thau, lẫn lộn, tạo ra nhiều ảo tưởng, tâm lý sớm tự bằng lòng, tự thỏa mãn về thành quả học tập trong một bộ phận học sinh, sinh viên.

Ảnh minh họa: Tuổi Trẻ.

Hồi chúng tôi học phổ thông, học ĐH những năm 90, có lẽ do thầy cô giáo đánh giá chặt chẽ nên một lớp, số học sinh tiên tiến, sinh viên tốt nghiệp khá giỏi đếm trên đầu ngón tay, rất khác với thực tế hiện nay.

Từ đây, tôi thấy căn bệnh thành tích, chạy đua theo điểm số, kết quả đẹp… của ngành giáo dục càng phổ biến, lan rộng, càng đáng báo động hơn, mặc dù không ít lần ngành từng hô hào, phát động phong trào, nội dung “nói không” với căn bệnh thành tích trong thi cử và học tập.

Kết quả, tỷ lệ khá, giỏi cao bất thường đến vậy còn nằm vào sự “ du di”, “thỏa hiệp”, “ thương tình” của các giảng viên. Mặt khác, thầy cô ĐH bây giờ đánh giá cho công tâm, chính xác cũng khó xử lắm, bởi trước khi hợp đồng giảng dạy, nhân viên nhà trường luôn dặn dò phải phải hạn chế đến mức thấp nhất việc đánh rớt sinh viên.

Vì thương hiệu, nhiều trường vẫn áp đặt giảng viên trong việc cho điểm sinh viên. Khi mà, nhiều địa phương, còn  tuyển dụng công chức, viên chức dựa vào xét kết quả học tập, bằng cấp thì những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh trong cho điểm sinh viên  vẫn sẽ tiếp diễn.

Các chủ trương, văn bản chỉ đạo, chuẩn kiến thức, kỹ năng, các bộ tiêu chí… của Bộ GD&ĐT ban hành khá đầy đủ, đều đúng đắn, hướng tới một nền giáo dục ở các bậc học đảm bảo chất lượng với mục tiêu giáo dục toàn diện; đào tạo, phát triển tối đa năng lực, phẩm chất, kỹ năng, trình độ của người học để có thể vận dụng, làm việc tốt. Tuy nhiên, với việc đánh giá chưa đúng thực chất kết quả học tập của sinh viên, có thể gây ra nhiều hệ lụy khi họ bắt tay vào công việc thực tế ở thị trường lao động…

Giáo dục Việt Nam ở đâu sau những thống kê ấn tượng

Năm 2015, một số tổ chức quốc tế đưa ra những thống kê khá "đẹp" khi xếp giáo dục phổ thông Việt Nam trên Anh, Mỹ; trình độ tiếng Anh vượt Thái Lan, Nhật Bản.


http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/vi-dau-lam-phat-sinh-vien-kha-gioi-20160204114222876.htm

Theo Đỗ Tấn Ngọc/Người Lao Động

Bạn có thể quan tâm