Tháng 6/2012, Liên Hợp Quốc chính thức công bố chọn 20/3 là ngày Quốc tế Hạnh phúc. Hiện, 193 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam, hưởng ứng ngày lễ này.
Ý tưởng về ngày Quốc tế Hạnh phúc được bắt nguồn từ Bhutan, đất nước đánh giá sự thịnh vượng của xã hội thông qua chỉ số hạnh phúc quốc gia bên cạnh các chỉ số về kinh tế khác.
Bhutan cũng nổi tiếng là một trong những quốc gia luôn có chỉ số hạnh phúc cao trên thế giới, được dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân.
Theo National Today, mỗi người đều có định nghĩa riêng về hạnh phúc hoặc những điều khiến họ hạnh phúc. Đây cũng là lý do không có truyền thống nào được đặt ra trong ngày này.
Ngày Quốc tế Hạnh phúc bắt nguồn từ Bhutan, quốc gia nổi tiếng với chỉ số hạnh phúc cao trong người dân. Ảnh: Bhutanese new year. |
Vào dịp Quốc tế Hạnh phúc, mỗi người được khuyến khích làm những điều có thể khiến tâm trạng trở nên tốt hơn, có thể chỉ là một cuộc tụ tập nhỏ với bạn bè; cười với người lạ gặp trên đường; nhìn, nghe những thông tin, hình ảnh vui vẻ hay ghi lại những điều đã khiến bạn cảm thấy hạnh phúc.
Một vài con số liên quan đến ngày Quốc tế Hạnh phúc, theo National Today:
6 hoặc 7 - số giờ dành cho các hoạt động xã hội mỗi ngày giúp đem lại mức độ hạnh phúc cao nhất.
75.000 USD - mức lương hàng năm cần thiết để khiến một người bình thường cảm thấy hạnh phúc.
Hạnh phúc của bạn sẽ tăng lên 25% khi có một người bạn thân sống gần nhà.
33 - độ tuổi được coi là "hạnh phúc nhất".
Tỷ lệ hạnh phúc sẽ tăng lên 15,3% nếu một người thân yêu của bạn cũng đang hạnh phúc.
Khi mặc đồ màu sắc tươi sáng, tỷ lệ hạnh phúc của bạn sẽ tăng lên 37%.