Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Vì sao ăn uống và tập thể thao khắt khe vẫn có nguy cơ bị béo phì?

Bi Rain nổi tiếng là một trong những nghệ sĩ kiểm soát vóc dáng, cân nặng nghiêm ngặt nhưng kết quả kiểm tra sức khỏe cho thấy ở giai đoạn tiền béo phì. Xin hỏi bác sĩ nguyên nhân?

Bi Rain nổi tiếng là một trong những nghệ sĩ kiểm soát vóc dáng, cân nặng nghiêm ngặt nhất Hàn Quốc. Tuy nhiên, gần đây, kết quả kiểm tra sức khỏe cho thấy anh thừa cân, ở giai đoạn tiền béo phì. Xin hỏi, tập luyện và ăn kiêng khắt khe có loại bỏ được hoàn toàn nguy cơ béo phì không?

Bác sĩ Đỗ Chí Thanh, chuyên khoa Nội và Dinh dưỡng thể thao, hiện công tác tại Methodist Hospital, Indiana, Mỹ

Béo phì là tình trạng cân nặng vượt quá mức bình thường của cơ thể. Người ta sẽ tính dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI- Body mass Index). Đây là phép đo trọng lượng của một người tương ứng với chiều cao của họ. Chỉ số BMI có thể cho thấy bạn đang có mức cân nặng bình thường so với chiều cao hay béo phì, thừa cân, thiếu cân, suy dinh dưỡng.

Tuy nhiên, nếu so sánh với những người tập gym, chỉ số BMI này sẽ không còn phù hợp nữa. Vì vậy, theo y khoa hiện đại, người ta đánh giá một cơ thể con người thông qua các chỉ số Inbody, là tỷ lệ mỡ, cơ, nước, chất khoáng và các chất vi lượng để đánh giá tổng quát sức khỏe của một người.

Nếu theo chỉ số cân nặng của WHO đưa ra, một người được gọi là tiền béo phì khi có chỉ số BMI 25-29,9 và lớn hơn là béo phì.

Trường hợp của Bi Rain có thể bác sĩ đã dựa vào chỉ số BMI để đánh giá là tiền béo phì. Tuy nhiên, với góc nhìn của y học hiện đại ngày nay, chỉ số BMI đang bắt đầu có nhiều sự thay đổi.

Về việc một người ăn uống và tập luyện thể thao với chế độ khắt khe, họ có loại bỏ được hoàn toàn nguy cơ béo phì không, câu trả lời là mọi vấn đề đều có xác suất, không thể đảm bảo 100%.

Béo phì là vấn đề phức tạp, không chỉ phụ thuộc vào việc lười vận động và ăn nhiều. Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến béo phì như sau:

Yếu tố di truyền: Một số gene khiến cho cơ thể của bạn dễ dàng tích trữ chất béo hơn so với người khác.

Các rối loạn chuyển hóa: Một số bệnh như tiểu đường, rối loạn tiền đình, bệnh tuyến giáp... có thể dẫn đến tăng cân hoặc béo phì.

Stress: Khi cơ thể trải qua căng thẳng, nó sẽ sản xuất nhiều hormone cortisol. Việc tiết cortisol quá nhiều có thể làm cho bạn cảm thấy đói và cần ăn uống nhiều hơn.

Thuốc: Một số loại thuốc như thuốc tăng cân, thuốc giảm đau, thuốc trị bệnh tâm thần, các loại hormone... có thể dẫn đến tăng cân và béo phì.

Môi trường: Môi trường xung quanh chúng ta có thể ảnh hưởng chế độ ăn uống và hoạt động. Ví dụ, số lượng và chất lượng thực phẩm dễ tiếp cận, đồ ăn nhanh, đồ uống có ga... có thể khiến bạn ăn nhiều hơn, không có đủ thời gian và động lực để tập thể dục.

Giới tính và độ tuổi: Béo phì thường phổ biến hơn ở nữ giới và những người trung niên.

Không ngủ đủ: Ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến sự điều tiết của hormone và cảm giác đói, khiến cho bạn ăn uống nhiều hơn.

Các loại thực phẩm chứa chất béo và đường: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì, nhưng không phải lúc nào cũng là tác nhân chính như đã đề cập ở trên.

Bạn cần chú ý rằng các nguyên nhân này có thể tác động đồng thời, tăng cường tác động của nhau, dẫn đến béo phì.

Đối với người mắc bệnh tim, việc di chuyển đường dài để khám bệnh luôn đặt ra nhiều thách thức rất lớn. Nhưng nhờ sự phát triển của Telehealth, bệnh nhân giờ đây có thể khám chữa bệnh từ xa. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Câu chuyện từ trái tim - BS Nguyễn Lân Hiếu.

Tê bì chân tay là dấu hiệu của 7 bệnh lý nguy hiểm

Nguyên nhân chính của triệu chứng tê bì là các dây thần kinh hoặc mạch máu bị chèn ép theo nhiều cơ chế khác nhau trong một số bệnh lý phổ biến.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm