Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Vì sao bão Boris bất thường?

Trong 4 ngày, có khu vực ở Trung Âu phải hứng lượng mưa 463 mm - tương đương với lượng mưa trung bình trong 6 tháng. Đây là kết quả khi các hiện tượng thời tiết hy hữu kết hợp lại.

bao lu tan cong anh 1

Bão Boris đã làm ít nhất 17 người chết và hàng nghìn người phải sơ tán. Ảnh: Anadolu.

Cơn bão cực mạnh tên là Boris tấn công miền Trung châu Âu vào cuối tuần trước. Bão làm khu vực này phải chịu một lượng mưa kỷ lục và tuyết rơi dày đến 3 m trên núi. Đã có 17 người chết từ khi mưa bắt đầu vào ngày 13/9.

Bão Boris là sự kết hợp hy hữu của các hiện tượng thời tiết. Nó bắt đầu khi một đợt không khí bất thường từ Bắc Cực va chạm với khí ấm bất thường từ miền Đông châu Âu. Biến đổi khí hậu còn làm trầm trọng vấn đề bằng cách làm ấm không khí và gia tăng lượng nước trong những cơn bão.

Sự kết hợp hy hữu

Cơn bão bắt đầu khi một luồng khí lạnh ở Bắc Cực tràn xuống châu Âu. Một số trạm khí hậu ở Áo ghi nhận mức lạnh kỷ lục trong năm khi nhiệt độ trung bình trong ngày vào thời điểm đó luôn dưới 10 độ C. Phía Tây Áo, nhiệt độ cao nhất trong tháng 9 chỉ ở mức 0,8 độ C. Thụy Sĩ, Italy và Đức cũng ghi nhận nhiệt độ thấp kỷ lục suốt nhiều ngày.

Đợt không khí lạnh của Bắc Cực tràn xuống châu Âu là do hiện tượng chênh lệch khí áp bất thường ở tầng bình lưu của Trái Đất.

Trong khi đó, phía Đông và Nam Âu đang chịu ảnh hưởng của những luồng không khí nóng ẩm. Nhiều kỷ lục nhiệt độ đã được thiết lập ở khu vực này, ví dụ như Nga ghi nhận nhiệt độ luôn ở trên mức 20 độ C. Moscow vừa có đêm tháng 9 nóng nhất lịch sử khi nhiệt độ trung bình trong đêm duy trì ở mốc 19,2 độ C, theo nhà sử học thời tiết Maximiliano Herrera.

bao lu tan cong anh 2

Không khí lạnh từ Bắc Cực và khí nóng ẩm có sẵn ở châu Âu là một trong những nguyên nhân gây bão. Ảnh: Scott Duncan.

Không khí lạnh của Bắc Cực và không khí nóng ẩm của Đông và Nam Âu va chạm với nhau rồi hình thành một khu vực áp suất thấp gây bão. Cơn bão này tiếp tục bị mắc kẹt tại khu vực Địa Trung Hải do các vùng áp suất cao đang hình thành ở đây. Hiện tượng này cho phép cơn bão hút không khí ẩm từ biển và mạnh lên trông thấy.

Độ ẩm đạt kỷ lục trên toàn cầu vào mùa hè năm nay cũng làm bão Boris nghiêm trọng thêm. Các nhà khoa học cho biết không khí ấm lên và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng làm thiên tai dữ dội hơn

Nói chung, bão Boris là sự kết hợp giữa không khí lạnh ở Bắc Cực, không khí nóng ẩm có sẵn ở châu Âu. Biến đổi khí hậu còn làm trầm trọng vấn đề khi bổ sung độ ẩm và đổ thêm nước vào cơn bão.

17 người chết, hàng nghìn người phải di dời

Tính đến 16/9, ít nhất 17 người đã thiệt mạng sau những ngày bão Boris tấn công châu Âu. Lũ lụt đã tàn phá các thị trấn, phá hủy cầu và đập ở nhiều quốc gia Trung Âu như CH Czech, Áo, Ba Lan… "Các hoạt động cứu trợ không thể diễn ra ngay lập tức vì ảnh hưởng nặng nề của cơn bão", một quan chức Áo cho biết

Chỉ trong 4 ngày, thành phố Serak của CH Czech đã hứng chịu 463 mm nước mưa - tương đương với tổng lượng mưa trung bình trong 6 tháng. Ông David Schön, phát ngôn viên của cảnh sát, cho biết ít nhất 2 người đã thiệt mạng trong trận lũ và 12 người mất tích. Ông nói thêm chính quyền đã sơ tán 12.000 người ở các vùng như Moravian-Silesian, vùng Olomouc và Nam Moravian.

bao lu tan cong anh 3

Lũ lụt dọc theo sông Vistula ở Kraków, Ba Lan. Ảnh: Shutterstock.

Thủ đô của nước Áo cũng phải chịu lượng mưa 361 mm trong 6 ngày và ghi nhận kỷ lục tháng 9 ẩm ướt nhất lịch sử quốc gia trong vòng 130 năm. Phát biểu vào 14/9, Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho rằng hầu hết khu vực ở Áo đều bị mưa lớn và bão tuyết ảnh hưởng nặng nề.

“Tình hình vẫn còn nghiêm trọng”, ông cho biết vào chiều 15/9. “Chúng tôi đã dồn toàn bộ năng lượng và sự chú ý vào các hoạt động ứng phó thiên tai và giúp đỡ các nạn nhân của bão lũ”.

Dù vậy, đã có 2 cụ ông, 70 và 80 tuổi, tử vong khi nước lũ tràn vào nhà riêng tại làng Untergrafendorf và Höbersdorf (Áo), đài ORF đưa tin hôm 16/9. Một lính cứu hỏa của quốc gia này cũng đã thiệt mạng vào cuối tuần khi tham gia cứu hộ lũ lụt.

Tại Ba Lan, ít nhất 5 người đã thiệt mạng khi sống ở những khu vực bị bão lũ ảnh hưởng nghiêm trọng, theo Piotr Blaszczyk, phát ngôn viên của trung tâm an ninh chính phủ Ba Lan. Nhiều đập nước, nhà cửa và cơ sở hạ tầng của quốc gia này đã bị lũ quét ngang và hư hại nặng nề. Ông Blaszczyk nói thêm mặt đất đã mất khả năng hút nước trong khi mực nước ở những con sông ngày càng cao, lũ lụt có nguy cơ tiếp tục xảy ra.

bao lu tan cong anh 4

Các hiện tượng thời tiết cực đoan vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt cho đến 16/9, theo The Washington Post. Ảnh: Shutterstock.

Romania cũng có 7 người tử vong vì mưa bão, theo TS Raed Arafat, người đứng đầu Cục Tình trạng khẩn cấp thuộc Bộ Nội vụ Romania. 5.500 gia đình ở thành phố Galati (Romania) cũng phải sơ tán khẩn cấp vì ảnh hưởng của lũ lụt.

Theo The Washington Post, mưa lũ cực đoan vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt cho đến ngày 16/9. Nhiều quốc gia Trung Âu cho biết họ đang ghi nhận nhiều kỷ lục mới về lượng mưa do bão Boris.

“Chúng tôi đang theo dõi tình hình và sẵn sàng đối phó với đợt tấn công thứ hai của cơn bão”, Markus Voglhuber của Sở Chỉ huy cứu hỏa tiểu bang Thượng Áo, nói với đài ORF. Các nhà chức trách tại bang Hạ Áo cũng ban hành các cảnh báo về nguy cơ vỡ đập nước trong những ngày tới.

Bão Boris gây báo động đỏ đồng loạt

Trận mưa lớn kỷ lục trong nhiều năm trút xuống khu vực Trung Âu gây ngập lụt, khiến hàng nghìn ngôi nhà bị hư hại và hàng trăm người phải sơ tán. Nhiều nơi phải ban bố báo động đỏ.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Đông Tùng

Bạn có thể quan tâm