Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Vì sao cách yêu của ViruSs gây tranh cãi?

Hẹn hò và yêu khác nhau, nhưng cần có những ranh giới rõ ràng, bởi sự nhập nhằng có thể gây ra cảm giác khó chịu, hiểu lầm, tổn thương.

ViruSs khẳng định hẹn hò với Pháo hồi tháng 3 nhưng chưa yêu. Ảnh: Đặng Tiến Hoàng/Facebook.

Trong phiên livestream phân bua tình ái tối 28/3, streamer ViruSs (Đặng Tiến Hoàng) thừa nhận từng "quen biết và hẹn hò" rapper Pháo (Nguyễn Diệu Huyền). Tuy nhiên, với anh, cả hai "chưa yêu nhau".

ViruSs còn sử dụng ChatGPT để đưa ra định nghĩa "hẹn hò" và "yêu", khẳng định "chưa tỏ tình là chưa yêu". Ngay lập tức, quan điểm này gây tranh cãi dữ dội.

Nhiều người thắc mắc việc phân định rạch ròi hai khái niệm có thực sự phản ánh đúng bản chất của tình cảm, hay chỉ là cách biện minh cho những mối quan hệ chưa rõ ràng?

Chưa yêu đã đau

"Hẹn hò không phải là yêu, chỉ khi tỏ tình mới chính thức yêu" thực chất là cách hiểu mang tính cá nhân và không phản ánh đầy đủ bản chất của các mối quan hệ tình cảm. Theo nhiều nghiên cứu tâm lý học, tình yêu là một quá trình phát triển theo thời gian, không chỉ bắt đầu khi có lời tỏ tình.

Theo sách The Triangular Theory of Love (tạm dịch: Thuyết Tam giác Tình yêu) của Robert Sternberg, tình yêu bao gồm 3 yếu tố chính: đam mê, thân mật và cam kết. Hẹn hò là giai đoạn mà hai cá nhân tìm hiểu nhau, phát triển sự thân mật và có thể hình thành tình yêu.

ViruSs livestream anh 1

Dòng trạng thái dùng AI củng cố quan điểm về cho việc hẹn hò của ViruSs gây khó hiểu.

Tuy nhiên, việc có yêu hay không không chỉ phụ thuộc vào lời tỏ tình, mà còn vào mức độ gắn kết giữa hai người.

Trong cuốn sách Why We Love: The Nature and Chemistry of Romantic Love (tạm dịch: Vì sao ta yêu: Bản chất và hóa học của tình yêu lãng mạn) của Helen Fisher, nhà nhân chủng học nổi tiếng từ Đại học Rutgers (Mỹ), cũng cho thấy não bộ bắt đầu có phản ứng hóa học của tình yêu từ giai đoạn hẹn hò, chứ không phải sau khi tỏ tình.

Ngoài ra, cách hiểu về hẹn hò và tình yêu còn chịu ảnh hưởng từ yếu tố văn hóa. Nếu như trong nhiều nền văn hóa phương Tây, hẹn hò có thể chỉ đơn thuần là giai đoạn tìm hiểu, không đồng nghĩa với cam kết, ở nhiều quốc gia châu Á, việc hẹn hò thường được xem là dấu hiệu của một mối quan hệ nghiêm túc.

Tiến sĩ Bella DePaulo, nhà tâm lý học xã hội tại Đại học California (Mỹ), nhận định con người có xu hướng đánh giá một mối quan hệ dựa trên hành vi và tín hiệu cảm xúc hơn là lời khẳng định mang tính lý trí.

Điều này giải thích tại sao một người thường xuyên nhắn tin tình cảm, thể hiện sự quan tâm sâu sắc nhưng không thực sự có ý định tiến xa, có thể vô tình tạo ra sự hiểu lầm cho đối phương. Hành vi này được gọi là "breadcrumbing" - thuật ngữ tâm lý mô tả việc gieo hy vọng nhưng không có ý định cam kết được nhắc đến trên tạp chí Psychology Today năm 2019.

ViruSs livestream anh 2

Việc gieo hy vọng nhưng không đi kèm với tình cảm thực sự sẽ khiến đối phương dễ tổn thương. Ảnh: Hannah Buckman.

Về mặt sinh học, sự gắn kết cảm xúc cũng có cơ sở khoa học rõ ràng. Theo bài nghiên cứu Neuroendocrine Perspectives on Social Attachment and Love (tạm dịch: Quan điểm thần kinh nội tiết về sự gắn bó xã hội và tình yêu) của tiến sĩ người Mỹ C. Sue Carter, sự kết nối giữa hai người có liên hệ mật thiết với hoạt động của hormone oxytocin - thường được gọi là "hormone tình yêu".

Khi một cá nhân tiếp nhận những tín hiệu tình cảm từ đối phương, não bộ sẽ giải phóng oxytocin, từ đó thúc đẩy sự gắn bó về mặt cảm xúc. Chính cơ chế này khiến con người dễ dàng đầu tư tình cảm sâu sắc, ngay cả khi chưa có một sự cam kết rõ ràng.

Tuy nhiên, nếu những tín hiệu đó chỉ mang tính mập mờ, không đi kèm với trách nhiệm tình cảm thực sự, người bị ảnh hưởng có thể trải qua cú sốc tâm lý tương tự khi bị phản bội.

Những tổn thương

Khi bước vào mối quan hệ với niềm tin nửa kia cũng chân thành, nhưng sau đó nhận ra đối phương không có tình cảm thật lòng hay muốn tiến xa, nhiều người có thể phải chịu những tổn thương tâm lý nặng nề.

Mất lòng tin và cảm giác bị phản bội: Khi niềm tin đổ vỡ, nhiều người có thể cảm thấy mất phương hướng và nghi ngờ về khả năng đánh giá người khác. Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Psychology Today năm 2017, việc bị phản bội có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự rối loạn căng thẳng hậu sang chấn (PTSD), bao gồm lo lắng, trầm cảm và ám ảnh về trải nghiệm đau lòng.

ViruSs livestream anh 3

Việc bị phản bội trong mối quan hệ có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng về tâm lý. Ảnh: Wesley Allsbrook.

Tự ti và giảm giá trị bản thân: Theo một nghiên cứu được công bố trên ScholarWorks, ngoại tình có liên quan đến sự suy giảm lòng tự trọng, gây ra các vấn đề về gắn kết và nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác đến sức khỏe tâm thần. Nhiều người có thể cảm thấy không đủ tốt hoặc không đáng được yêu thương, ảnh hưởng đến khả năng xây dựng mối quan hệ trong tương lai.

Khó tin tưởng người khác: Sau khi trải qua sự lừa dối, nhiều người có thể gặp khó khăn trong việc mở lòng và tin tưởng vào các mối quan hệ mới. Điều này có thể dẫn đến sự cô lập xã hội và cảm giác cô đơn.​

Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và thể chất: Những tổn thương tâm lý này có thể biểu hiện qua các triệu chứng thể chất như mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, và các vấn đề tiêu hóa. Sự căng thẳng kéo dài cũng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn.​

Quan hệ độc hại 'núp bóng' tình yêu

Nhiều người khăng khăng họ làm điều gì đó vì "muốn tốt cho bạn", nhưng lại đòi hỏi bạn phải thỏa mãn yêu cầu của họ. Đó là tình yêu "cấp thấp", tồn tại ở nhiều loại quan hệ như bạn bè, người yêu, vợ chồng, cha mẹ và con cái. Nếu chấp nhận, bạn sẽ bị ràng buộc bởi sự hẹp hòi của đối phương, mất đi sự tự do, luôn chìm đắm trong muộn phiền, u sầu.

Pháo 'lụy' người yêu cũ?

ViruSs gọi Pháo là "lụy", Shakira bị xem là "cay nghiệt" khi viết nhạc về tình cũ. Cách nhìn nhận này cho thấy sự khác biệt trong đánh giá cảm xúc của nghệ sĩ nam và nữ.

Minh Vũ

Bạn có thể quan tâm