Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao con người không có đuôi

Các nhà nghiên cứu đã bước đầu tìm ra nguyên nhân tổ tiên của loài người có đuôi nhưng con người hiện đại thì không.

Nhiều loài linh trưởng ngày nay vẫn có đuôi. Ảnh: Alamy.

Loài động vật được cho là tổ tiên của con người từ xa xưa là loài có đuôi, nhưng con người hiện đại không có. Từ thời Darwin, các nhà khoa học đã tự hỏi vì sao và làm thế nào điều này lại xảy ra.

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã xác định được ít nhất một trong những biến đổi di truyền quan trọng gây ra sự thay đổi này. Nghiên cứu được các nhà khoa học công bố trên tạp chí Nature hôm 28/2, theo CNBC.

Để thực hiện nghiên cứu này, các nhà khoa học so sánh bộ gene của 6 loài vượn người (hominoidea), bao gồm bộ gene của con người, cùng bộ gene của 15 loài khỉ có đuôi để xác định những điểm khác biệt giữa hai nhóm.

Sau khi xác định được một điểm đột biến, nhóm nghiên cứu tiếp tục sử dụng công cụ chỉnh sửa gene CRISPR để điều chỉnh vị trí bộ gene tương tự và thử nghiệm lên chuột. Những con chuột bị chỉnh gene sinh ra chuột con không có đuôi.

Nhà di truyền học Bo Xia, thành viên của nhóm nghiên cứu, nói rằng những thay đổi khác trong di truyền cũng có thể khiến người hiện đại không có đuôi.

Thêm một bí ẩn khác khiến các nhà nghiên cứu quan tâm là việc mất đuôi có thực sự giúp vượn người (và cả con người sau này) sống sót hay không, hay đó chỉ là một đột biến tình cờ xảy ra trong quần thể.

Bàn về vấn đề này, nhà di truyền học Miriam Konkel tại Đại học Clemson (Mỹ), người không tham gia nhóm nghiên cứu, nhận định việc mất đuôi có thể là ngẫu nhiên, nhưng cũng có thể mang lại lợi thế tiến hóa rất lớn.

Liên quan những lợi thế tiến hóa nêu trên, nhiều giả thuyết thú vị đã được đưa ra. Trong đó, một số người cho rằng việc không đuôi đã giúp con người học được cách đi thẳng đứng.

Theo nhà cổ nhân học Rick Potts, việc không có đuôi có thể là bước đầu giúp vượn người hướng đến việc "chỉnh" dáng đi thẳng đứng. Có thể từ trước khi chuyển qua sống trên mặt đất, chúng đã học được cách đi này.

Ngày nay, không phải tất cả loài vượn người đều sống trên mặt đất. Ví dụ đười ươi và vượn không có đuôi vẫn sống trên cây.

Tuy nhiên, ông Potts nêu rằng hai loài này có cách di chuyển rất khác so với khỉ - loài chạy dọc cành cây và và sử dụng đuôi để giữ thăng bằng. Trong khi đó, vượn lại treo mình dưới những cành cây, di chuyển và đu đưa trong tư thế thẳng đứng.

Nhà sinh vật học Itai Yanai tại Đại học New York (Mỹ), đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết việc mất đuôi rõ ràng là một bước chuyển đổi lớn trong quá trình tiến hóa. Tuy nhiên, khoa học hiện tại vẫn chưa thể làm rõ vấn đề này.

Ông Yanai nói đùa rằng cách duy nhất để biết lý do là phát minh cỗ máy thời gian để về quá khứ tìm hiểu.

Cuốn sách Ăn gì, khi nào của nhóm tác giả Michael CrupainMichael RoizenTed Spiker khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.

Hơn 1 tỷ người đang mắc căn bệnh này

Các chuyên gia đều đồng ý đây là hiện tượng đáng báo động xảy ra trên khắp thế giới, thay vì ở các nước giàu có nhưng trước đây.

Thái An

Bạn có thể quan tâm