Theo quan niệm dân gian Việt Nam, Thần Tài là vị thần chuyên cai quản Tài - Phúc - Phú - Quý và mang lại tài lộc cho người làm kinh doanh. Mùng 10 tháng Giêng được coi là ngày Thần Tài từ hạ giới bay về trời. Năm Giáp Thìn, ngày vía Thần Tài rơi vào 19/2 dương lịch.
Nguồn gốc ngày vía Thần Tài
PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM), lý giải Thần Tài là vị thần đất đai (thổ địa) được chuyển hóa thành thần tài lộc trong văn hóa Nam Trung Hoa.
Ngày Thần Tài bắt đầu từ câu chuyện dân gian của Trung Quốc. Theo đó, Thần tài sống ở trên trời và cai quản tiền bạc, tài lộc. Trong một lần uống rượu say, thần rơi xuống trần gian; hễ vào nhà nào xin ăn thì nhà đó giàu có, buôn may bán đắt… Sau đó, Thần Tài bay về trời.
Để tưởng nhớ công ơn, mọi người chọn ngày này là ngày vía Thần Tài, hàng năm thờ cúng vật phẩm và mua vàng để cầu tài lộc may mắn, sung túc cho cả năm. Những gia đình có truyền thống làm nghề kinh doanh càng tin tưởng vào chuyện kể này hơn.
Ngày Thần Tài du nhập vào miền Nam rồi lan rộng ra miền Bắc. Ảnh: Khương Nguyễn. |
Thông qua nhiều con đường khác nhau, trong đó có con đường người Hoa di dân, vị thần này cũng du nhập vào Việt Nam, đặc biệt phổ biến trong văn hóa miền Nam.
"Tháng Giêng sau Tết là tháng hoa nở, nhân gian bắt đầu một năm sản xuất, buôn bán mới, mà con số 10 (mùng 10) tượng trưng cho sự tròn đầy (thập toàn)", thầy Thơ giải thích về lý do ngày lễ vía Thần Tài rơi vào mùng 10 Tết hàng năm.
Tục cúng Thần Tài từ miền Nam dần dần lan tỏa ra phía Bắc.
Trước đây, việc mua vàng vào ngày vía Thần tài chỉ lan truyền trong cộng đồng thương nhân, người kinh doanh ở Sài Gòn, tập trung chủ yếu ở nhóm người Việt gốc Hoa. Hiện nay, tục này lan rộng khắp nhiều nơi, kể cả Hà Nội.
Mâm cúng Thần Tài luôn có cá lóc nướng trui
Người miền Nam và miền Bắc đều cúng ngày Thần Tài vào mùng 10 tháng Giêng, nhưng tâm nguyện và lễ vật thờ cúng lại có sự khác biệt, gắn liền với sản vật và lịch sử văn hóa của từng vùng.
Vào ngày này, người dân ở miền Nam thường có tục mua cá lóc nướng trui nguyên con để cúng Thần Tài. Lệ này để thể hiện lòng biết ơn, tạ ơn sự che chở của thần đất phương Nam đối với những cha ông đã vào vùng đất này khai khẩn cách đây 300-400 năm.
"Thời ấy người Việt di dân vào Nam cuộc sống kham khổ, phương Nam sông nước nhiều tôm cá, do vậy món ăn chính thời ấy là tôm cá, ăn theo kiểu khai khẩn (nướng trui, chấm muối...)", thầy Nguyễn Ngọc Thơ nói.
Cảnh người dân xếp hàng mua cá lóc nướng cúng Thần Tài diễn ra mỗi năm. Ảnh: Phạm Ngôn. |
Chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh cũng cho rằng đời sống của người dân Nam Bộ từ xa xưa thường gắn liền với miền sông nước, kênh rạch. Bởi vậy, cá lóc được coi là sản vật đặc trưng vùng đất này, khi dâng lên thần linh sẽ thể hiện lòng biết ơn thiên nhiên đã ban cho mưa thuận gió hòa, tưởng nhớ đến cuộc sống cần cù của ông cha ngày trước.
Cá lóc có sức sống mãnh liệt, sống được trong bùn lầy, có khả năng sinh tồn cao nên được xem là biểu tượng cho sự nỗ lực. Theo phong thủy, cá còn là loài hút tài lộc, may mắn. Người Nam Bộ dùng cá lóc để cúng Thần Tài với hy vọng nhận về nhiều may mắn, tài lộc, sung túc cả năm.
Cá lóc cúng Thần Tài phải để nguyên con, không cạo vảy, không cắt vây và đuôi. Khi nướng trui, dùng thanh mía xiên qua miệng để định hình thẳng.
Tất nhiên, mâm cúng Thần Tài của người miền Nam không chỉ có cá lóc nước. Gia chủ thường chuẩn bị đầy đủ nến, hoa tươi, tôm, cua, thịt heo quay, ngũ quả và rượu, còn có cả chè.
Người Hoa Chợ Lớn cúng món bánh bò bột nở hay bánh hình quả lựu cầu mong phát tài. Một số gia đình cúng bộ "Tam sên" gồm ba quả trứng luộc, một miếng thịt lợn luộc và 3 hoặc 5 con tôm luộc - với ý nghĩa cầu sự bình an, phát tài, phát lộc.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.