Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao giáo viên Nhật vẫn tiếp tục cắt tóc của học sinh

Nhiều ý kiến cho rằng cách giải quyết của nhà trường với việc học sinh vi phạm nội quy về tóc tai, trang phục khá cứng nhắc và thiếu linh hoạt.

Cắt tóc của học sinh được cho là hành động vi phạm nhân quyền. Ảnh: Japan Today.

Gần đây, các luật sư Nhật Bản đã yêu cầu một số trường học ở Osaka xem xét lại việc cắt tóc của học sinh như biện pháp để răn đe.

Trước đó, nhiều người từng lên tiếng về hành động này của giáo viên và cho rằng điều đó đang vi phạm nhân quyền, theo The Strait Times.

Hiệp hội luật sư Osaka thông báo hôm 23/3 họ đã gửi bản đề nghị “không ràng buộc về mặt pháp lý” đến trường trung học phổ thông Seifu Gakuen.

Trong đó, các nhà cố vấn thừa nhận cơ sở giáo dục có quyền ban hành những quy định về kiểu tóc, trang phục của học sinh.

Tuy nhiên, hội đồng nhà trường cần phải cân nhắc lại về cách tiếp cận vấn đề và tìm ra hướng giải quyết linh hoạt hơn trong việc thực thi nguyên tắc, đặc biệt là những lần kiểm tra nội quy hàng tháng.

cat toc hoc sinh nhat anh 1

Đất nước mặt trời mọc nổi tiếng với những quy định khó hiểu dành cho học sinh. Ảnh: The Second Angle.

Tại xứ sở hoa anh đào, trường cấp 3 thường dành cho các thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18.

Khi thực hiện cuộc phỏng vấn với học sinh và nhân viên nhà trường, ủy ban của hiệp hội luật sư phát hiện ra một số em bị kỷ luật mặc dù có kiểu tóc tương tự với những bạn khác đã vượt qua đợt rà soát.

Các luật sư cho biết hành động này đã “vượt quá phạm vi hướng dẫn được xã hội chấp nhận và xâm phạm quyền tự do của người học”.

“Việc đơn phương quyết định nội quy mà không lắng nghe ý kiến ​​từ phía còn lại là không phù hợp với thời đại hiện nay. Chúng tôi hy vọng rằng các đơn vị sẽ sẵn sàng thảo luận vấn đề này”, Tsuyoshi Adachi, Phó chủ tịch hiệp hội luật sư, phát biểu trong một cuộc họp báo.

Đại diện trường Seifu Gakuen cho hay họ sẽ xem xét lời khuyên và các phản hồi một cách chân thành, nghiêm túc.

Trong cuốn sổ tay được phát cho 1.780 học sinh, ngôi trường tư thục danh tiếng này ghi rằng “tóc sau gáy và quanh tai phải được cắt tỉa” và “độ dài của tóc mái không chạm lông mày khi vén về phía trước”.

Nơi này từng yêu cầu tất cả phải cắt kiểu buzz (húi cua) để tiện nghe nhìn, Yomiuri Shimbun đưa tin.

Một thợ cắt tóc tại Oita Hair Salon cho biết nhiều nam sinh tại Seifu Gakuen thường đến cửa hàng của anh để chỉnh trang ngoại hình trước các đợt kiểm tra.

“Đôi khi, tiệm của tôi đón gần 100 em trong một tháng. Tôi nghe các cựu học sinh nói rằng họ rất biết ơn vì học được sự đoàn kết thông qua kiểu tóc này và cách để có vẻ ngoài sáng sủa khi bước ra xã hội”, người này nói với trang tin tức MBS.

Nguyên tắc về kiểu tóc của Seifu Gakuen là tâm điểm mới nhất liên quan đến nội quy trường học gây tranh cãi tại quốc gia mà sự tuân thủ đã trở thành chuẩn mực văn hóa.

cat toc hoc sinh nhat anh 2

Ngoài thi cử, học sinh Nhật Bản còn bị áp lực trước những nội quy cực kỳ nghiêm khắc. Ảnh: Nippon.

Các cơ sở giáo dục tại xứ sở hoa anh đào từ lâu đã nổi tiếng với những quy định nghiêm ngặt về trang phục, màu nội y, đầu tóc và ngoại hình của học sinh.

Năm 2022, giới truyền thông ở đất nước mặt trời mọc đưa tin gần 2/3 trường học ở tỉnh Chiba đã bắt buộc nữ sinh mặc đồ lót màu trắng.

Một giáo viên từng làm việc ở quận Shizuoka cho hay nhiều em còn bị cấm buộc tóc đuôi ngựa, để lộ phần cổ vì có thể gây kích thích các nam sinh.

'Giải oan' cho Gen Z

Tác giả của cuốn sách "Gen Z, Explained: The Art of Living in a Digital Age" (tạm dịch: Giải mã Gen Z: Nghệ thuật sống trong kỷ nguyên số) tin rằng đây là thế hệ lạc quan, có suy nghĩ nghiêm túc dù là người đang đi học, đi làm hay đã có gia đình. Nhóm tác giả cũng bác bỏ tuyên bố rằng thế hệ Z đang trưởng thành quá chậm hoặc thiếu kỹ năng tư duy phản biện. Họ nhận thấy thế hệ này đang phải chịu quá nhiều phán xét tiêu cực.

Ai bị đổ lỗi khi tỷ lệ sinh ở Nhật Bản thấp kỷ lục

Tỷ lệ sinh là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng ở Nhật Bản. Dù chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách thúc đẩy việc sinh con, tình hình cũng không mấy khả quan.

Thảo Ngân

Bạn có thể quan tâm